Trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P4)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:

  • A. có tính dị hướng
  • B. có cấu trúc tinh thế
  • C. có dạng hình học xác định
  • D. có nhiệt độ nóng chảy không xác định

Câu 2: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:

  • A. Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.
  • B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  • C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình.
  • D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định.

Câu 3: Một tấm kim loại hình vuông ở 0°C có độ dài mỗi cạnh là 40cm. Khi bị nung nóng, diện tích của tấm kim loại tăng thêm 1,44cm$^{2}$. Xác định nhiệt độ của tấm kim loại? Biết hệ số nở dài của kim loại này là 12.10$^{-6}$K$^{-1}$

  • A. 2500°C                   
  • B. 3000°C                   
  • C. 37,5°C                   
  • D. 250°C

Câu 4: Một cái xà bằng thép tròn đường kính tiết diện 5cm hai đầu được chôn chặt vào tường. Cho biết hệ số nở dài của thép 1,2.10$^{-5}$k$^{-1}$, suất đàn hồi 20.10$^{10}$N/m$^{2$. Nếu nhiệt độ tăng thêm 25°C thì độ lớn của lực do xà tác dụng vào tường là :

  • A. F = 11,7810 N        
  • B. F = 117,810 N.       
  • C. F = 1178,10 N          
  • D. F = 117810 N

Câu 5: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:

  • A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
  • B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
  • C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
  • D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.

Câu 6: Chọn những câu đúng trong các câu sau:

  • A. Người ta chỉ dựa vào hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng để giải thích hiện tượng mao dẫn.
  • B. Hiện tượng dính ướt hay không dính ướt là yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.
  • C. Khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau và lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với chất rắn, có sự chênh lệch với nhau là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.
  • D. Độ dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng trong ống mao dẫn phụ thuộc vào tiết diện ống mao dẫn , khối lượng riêng của chất lỏng và bản chất của chất lỏng.

Câu 7: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:

  • A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
  • B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
  • C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
  • D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.

Câu 8: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:

  • A. Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định được gọi là nút mạng.
  • B. Chất rắn có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khác nhau, thì có tính vật lý khác nhau.
  • C. Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch.
  • D. Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch gọi lỗ hỏng.

Câu 9: Một bình thuỷ tinh chứa đầy 50 cm$^{3}$ thuỷ ngân ở 18°C . Biết: Hệ số nở dài của thuỷ ngân là: α1 = 9.10$^{-6}$k$^{-1}$. Hệ số nở khối của thuỷ ngân là: β1 = 18.10$^{-5}$k$^{-1}$. Khi nhiệt độ tăng đến 38°C thì thể tích của thuỷ ngân tràn ra là:

  • A. ΔV = 0,015cm$^{3}$
  • B. ΔV = 0,15cm$^{3}$
  • C. ΔV = 1,5cm$^{3}$
  • D. ΔV = 15cm$^{3}$

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?

  • A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
  • B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
  • C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
  • D. Giọt nước động trên lá sen.

Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?

  • A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
  • B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
  • C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.
  • D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = l.m

Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?

  • A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.
  • B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg).
  • C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

  • A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.
  • B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.
  • C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.
  • D. Vật rắn vô định hình và vật rắn đa tinh thể.

Câu 14: Vật rắn vô định hình có:

  • A. Tính dị hướng.
  • B. Nhiệt độ nóng chảy xác định.
  • C. Cấu trúc tinh thể.
  • D. Tính đẳng hướng.

Câu 15: Chọn câu phát biểu sai:

  • A. Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng khối chất lỏng.
  • B. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi, từ mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng.
  • C. Trạng thái cân bằng động giữa hơi bão hoà và khối lỏng là trạng thái hơi bão hoà, nghĩa là không có các phân tử bay ra từ khối chất lỏng cũng như bay vào khối chất lỏng.
  • D. Ở trạng thái cân bằng động giữa hơi và chất lỏng luôn có hai quá trình xảy ra đồng thời là sự hoá hơi và sự ngưng tụ.

Câu 16: Trong khoảng thời gian một vật rắn đang nóng chảy, nhiệt lượng mà vật thu vào có tác dụng nào kể sau?

  • A. Làm tăng vận tốc dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng
  • B. Phá vỡ cấu trúc mạng tinh thể
  • C. Làm tăng vận tốc chuyển động hỗn loạn của các hạt
  • D. A, B, C đều đúng

Câu 17: Cấu trúc trận tự gần bao hàm các nội dung nào kể sau?

  • A: Khoảng cách trung bình giữa hai phân tử kề cận cở vài lần kích thước phân tử
  • B: Phân bố như trạng thái kết tinh chỉ xảy ra kể cận một phân tử nào đó
  • C: Mật độ phân tử lớn hơn nhiều lần so với chất khí
  • D: Các nội dung A, B, C

Câu 18: Một vành khuyên mỏng có đường kính 34 mm, đặt nằm ngang và treo vào đầu dưới của một lò xo để thẳng đứng. Nhúng vành khuyên vào một cốc nước, rồi cầm đầu kia của lò xo và kéo vành khuyên ra khỏi nước, ta thấy lò xo dãn thêm 32 mm. Tính hệ số căng mặt ngoài của nước. Biết lò xo có độ cứng 0,5 N/m, bỏ qua trọng lực của vành khuyên.

  • A. 70,1.10$^{-3}$ N/m
  • B. 74,9.10$^{-3}$ N/m
  • C. 70,1.10$^{-2}$ N/m
  • D. 75,6.10$^{-2}$ N/m

Câu 19: Một sợi dây kim loại dài l0 = 1,8m và có đường kính d = 0,5mm. Khi bị kéo bằng một lực F = 20N thì sợi dây này bị dãn ra thêm ∆l = 1,2mm. Suất đàn hồi của kim loại làm dây là:

  • A. E = 15,81.1010 Pa
  • B. E = 11,9.1010 Pa
  • C. E = 15,28.1010 Pa
  • D. E = 12,8.1010 Pa

Câu 20: Một thanh kim loại có chiều dài 20 m ở nhiệt độ 20 oC, có chiều dài 20,015 m ở nhiệt độ 45 $^{o}$C. Hệ số nở dài của thanh kim loại là:

  • A. 2.10$^{-5}$ K$^{-1}$
  • B. 2,5.10$^{-5}$ K$^{-1}$
  • C. 3.10$^{-5}$ K$^{-1}$
  • D. 4.10$^{-5}$ K$^{-1}$

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ

CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập