Câu 1: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật được ném ngang.
- C. Vật đang rơi tự do.
-
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 2: Thế năng đàn hồi
- A. Luôn lớn hơn thế năng hấp dẫn.
- B. Xuất hiện khi vật ở độ cao xác định.
- C. Là năng lượng có được khi vật chuyển động.
-
D. Phụ thuộc độ biến dạng đàn hồi của vật
Câu 3: Khi nén đẳng nhiệt một khối khí thì số phần tử trong một đơn vị thể tích sẽ
-
A. tăng, tỉ lệ thuận với áp suất.
- B. giảm, tỉ lệ nghich với áp suất.
- C. không đổi.
- D. tăng, tỉ lệ thuận với bình phương áp suất.
Câu 4: Kim cương và than chì
-
A. Là chất rắn được cấu tạo từ cùng các nguyên tử cacbon (C).
- B. Có cấu trúc tinh thể giống nhau.
- C. Đều không dẫn điện.
- D. Có tính chất vật lí giống nhau.
Câu 5: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng?
- A. 9 kg.m/s.
-
B. 2,5 kg.m/s.
- C. 6 kg.m/s.
- D. 4,5 kg.m/s.
Câu 6: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là?
-
A. 260 J.
- B. 150 J.
- C. 0 J.
- D. 300 J.
Câu 7: Nhiệt độ của một vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật
- A. Ngừng chuyển động.
- B. Nhận thêm động năng.
-
C. Chuyển động chậm đi.
- D. Va chạm vào nhau.
Câu 8: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động vói vận tốc 30 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng?
- A. 12 N.s.
- B. 13 N.s.
-
C. 15 N.s.
- D. 16 N.s.
Câu 9: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng bằng?
- A. – 95 J.
-
B. – 100 J.
- C. – 105 J.
- D. – 98 J.
Câu 10: Độ ẩm không khí càng cao thì
- A. Nhiệt độ không khí càng lớn.
-
B. Áp suất riêng phần p của hơi nước trong không khí càng lơn.
- C. Lượng hơi nước có trong 1 không khí càng giảm.
- D. Áp suất riêng phần p của hơi nước có thể lớn hơn áp suất hơi bão hòa ở cùng nhiệt độ đó.
Câu 11: Tìm câu sai.
-
A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
- B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
- C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
- D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.
Câu 12: Một vận động viên có khối lượng 50 kg, khi chạy với tốc độ v, vận động viên có động năng 225 J. Tốc độ của vận động viên bằng
- A. 5 m/s.
-
B. 3 m/s.
- C. 6 m/s.
- D. 9 m/s.
Câu 13: Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 104 kg nước trong mỗi giây. Lấy g = 10 m/s2, công suất thực hiện bởi thác nước bằng?
- A. 2 MW.
-
B. 3 MW.
- C. 4 MW.
- D. 5 MW.
Câu 14: Chọn phát biểu sai.
- A. Cơ năng của vật bảo toàn khi vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
-
B. Định luật bảo toàn cơ năng nghiệm đúng với mọi vật khi chuyển động.
- C. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật.
- D. Công của lực cản, lực ma sát.... sẽ bằng độ biến thiên của cơ năng.
Câu 15: Một vật có khối lượng 200 g được ném lên với vận tốc 5 m/s từ độ cao h = 3 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Cơ năng của vật bằng
- A. 2,5 J.
-
B. 8,5 J.
- C. 6 J.
- D. 5,5 J.
Câu 16: Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu hợp với phương ngang một góc 30o và có độ lớn là 4 m/s. Lấy g = 10 m/s2, chọn gốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi lực cản. Độ cao cực đại của vật đạt tới là?
- A. 0,8 m.
- B. 1,5 m.
-
C. 0,2 m.
- D. 0,5 m.
Câu 17: Tìm câu sai.
- A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử.
-
B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.
- C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.
- D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
Câu 18: Một khối lượng khí lí tưởng xác định có áp suất 2 atm được làm tăng áp suất lên đến 8 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng là 3 lít. Thể tích ban đầu của khối là?
-
A. 4 lít.
- B. 8 lít.
- C. 12 lít.
- D. 16 lít.
Câu 19: Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở 23oC có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài (1 atm). Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài 1,2 atm. Nếu nồi được đung nóng tới 160oC thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiểu?
-
A. Chưa; 1,46 atm.
- B. Rồi; 6,95 atm.
- C. Chưa; 0,69 atm.
- D. Rồi; 1,46 atm.
Câu 20: Một bình chứa khí ở 7oC dưới áp suất 4 atm. Nếu áp suất khí tăng thêm 0,5 atm thì nhiệt độ không khí trong bình là
- A. 61oC.
- B. 7,5oC.
-
C. 42oC.
- D. 315oC.
Câu 21: Mội khối khí có khối lượng 12 g chiếm thể tích 4 lít ở 7oC. Sau khi nung nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí là 12 g/lít. Nhiệt độ của khối khí sau khi nung nóng là
- A. 327oC.
- B. 387oC.
-
C. 427oC.
- D. 17,5oC.
Câu 22: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì
- A. Q < 0 và A > 0.
- B. Q > 0 và A > 0.
-
C. Q > 0 và A < 0.
- D. Q < 0 và A < 0.
Câu 23: Người ta thực hiện một công 40 kJ để nén đẳng nhiệt một lượng khí. Độ biến thiên nội năng và nhiệt lượng do khí tỏa ra là
- A. ΔU = - 40 kJ và Q = 0.
- B. ΔU = 40 kJ và Q = 0.
-
C. ΔU = 0 kJ và Q = 40 kJ.
- D. ΔU = 0 kJ và Q = - 40 kJ.
Câu 24: ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I áp dụng cho?
- A. Quá trình đẳng áp.
- B. Quá trình đẳng nhiệt.
-
C. Quá trình đẳng tích.
- D. Cả ba quá trình nói trên
Câu 25: Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài α=24.10-6.K-1. Ở nhiệt độ 20oC có chiều dài lo=20 m, tăng nhiệt độ của vật tới 70oC thì chiều dài của vật là?
- A. 20,0336 m.
- B. 24,020 m.
-
C. 20,024 m.
- D. 24,0336 m.
Câu 26: Một thanh thép hình trụ có hệ số nở dài α=11.10-6.K-1, ban đầu có chiều dài 100 m. Để chiều dài của nó là 100,11 m thì độ tăng nhiệt độ bằng?
- A. 170oC.
- B. 125oC.
- C. 150oC.
-
D. 100oC.
Câu 27: Nước mưa không thể lọt qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù là vì
- A. Hạt mưa quá to.
- B. Sợi vải thấm nước.
- C. Sợi vải không thấm nước.
-
D. Tác dụng của lực căng bề mặt.
Câu 28: Một chiếc vòng nhôm có bề dày không đáng kể, có đường kính 20 cm được treo bởi một lực kế sao cho đáy vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Cho hệ số lực căng bởi bề mặt của nước là 73.10-3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên vòng nhôm có độ lớn gần đúng bằng?
- A. 0,055 N.
- B. 0,045 N.
-
C. 0,090 N.
- D. 0,040 N.
Câu 29: Nhúng một ống mao dẫn có đường kính trong 1 mm vào trong nước, cột nước dâng lên trong ống cao hơn so với bên ngoài ống là 32,6 mm. Hệ số căng mặt ngoài của nước là
- A. 70,2.103N/m.
- B. 75,2.10-3N/m.
- C. 79,6.103N/m.
-
D. 81,5.10-3N/m.
Câu 30: Chọn phát biểu sai:
- A. Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng.
- B. Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra cả ở bề mặt thoáng và trong lòng khối chất lỏng.
- C. Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
-
D. Sự sôi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng
Câu 31: Chọn câu sai
-
A. Áp suất hơi bão hòa tuân theo định luật Bôilơ - Mariôt.
- B. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
- C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ.
- D. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
Câu 32: Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn?
- A. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.
-
B. Nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
- C. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.
- D. Nhiệt độ của chất lỏng tăng.
Câu 33: Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC và 30oC lần lượt là 17 g/m3 và 30 g/m3. Gọi a1, f1 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối của không khí ở 20oC; a2, f2 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối của không khí ở 30oC . Biết 3a1 = 2a2. Tỉ số f2/f1 bằng?
- A. 20:17.
-
B. 17:20.
- C. 30:17.
- D. 17:30.
Câu 34: Không khí ẩm là không khí?
- A. Có độ ẩm cực đại lớn.
- B. Có độ ẩm tuyệt đói lớn.
-
C. Có độ ẩm tỉ đối lớn.
- D. Áp suất riêng của hơi nước lớn.
Câu 35: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng tăng 2.105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng 5.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là:
- A. 2.105 Pa, 8 lít.
- B. 4.105 Pa, 12 lít
-
C. 4.105 Pa, 9 lít.
- D. 2.105 Pa, 12 lít.
Câu 36: Trường hợp làm biến đổi nọi năng không do thực hiện công là?
-
A. Đun nóng nước bằng bếp.
- B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
- C. Nén khí trong xilanh.
- D. Cọ xát hai vật vào nhau.
Câu 37: Một vật có khối lượng 2 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó Wt1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2 = - 900 J. Lấy g = 10 m/s2. So với mặt đất vật đã rơi từ độ cao?
- A. 50 m.
- B. 60 m.
-
C. 70 m.
- D. 40 m.
Câu 38: Biết khối lượng của 1 mol không khí ôxi là 32 g. 4 g khí ôxi là khối lượng cảu bao nhiêu mol khí ôxi?
-
A. 0,125 mol.
- B. 0,25 mol.
- C. 1 mol.
- D. 2 mol.
Câu 39: Một lượng khí ở nhiệt độ không đổi, ban đầu dưới áp suất 105 N/m2 thì thể tích là a. Khi tăng thể tích thêm 3a thì áp suất khi đó của khối khí là
- A. 4.104 N/m2.
- B. 25.105 N/m2.
-
C. 2,5.104 N/m2.
- D. 4.105 N/m2.
Câu 40: Ở nhiệt độ 0oC và áp suất 760 mmHg, 22,4 lít khí ôxi chứa 6,02.1023 phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu cso bán kính r = 10-10m. Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa?
-
A. 8,9.103 lần.
- B. 8,9 lần.
- C. 22,4.103 lần.
- D. 22,4.1023 lần