Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P3)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các dạng cân bằng của vật rắn là: 

  • A. Cân bằng bền, cân bằng không bền
  • B. Cân bằng không bền, cân bằng phiếm định
  • C. Cân bằng bền, cân bằng phiesm định
  • D. Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

Câu 2: Một cây cột đồng chất khối lượng m được giữ bởi hai sợi dây L1, L2 như hình dưới đây. Phản lực của mặt đất tác dụng lên cột: 

 

  • A. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.
  • B. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây và có thành phần nằm ngang cũng phụ thuộc vào hệ số ma sát giữa cột và đất.
  • C. có một thành phần nằm ngang mà nó không phụ thuộc vào lực căng các sợi dây.
  • D. không thể mô tả bằng các câu trên.

Câu 3: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của các lực khi

  • A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.
  • B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
  • C. các lực tác dụng phải đồng quy.
  • D. tổng các lực tác dụng phải bằng 0.

Câu 4: Một thanh đồng chất nằm cân bằng ở tư thế nằm ngang bởi hai sợi dây buộc vào hai đầu của nó như hình vẽ. Lực căng dây có độ lớn T1 = T2 = 10 N, góc θ = 37$^{o}$. Trọng lượng của thanh bằng

                                           

  • A. 10 N.
  • B. 20 N.
  •    C. 12 N.
  • D. 16 N.

Câu 5: Chọn đáp án đúng

Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc rad/s. Nếu bỗng nhiên momen lực tác dụng lên nó đột nhiên mất đi thì:

  • A. Vật dừng lại ngay.
  • B. Vật đổi chiều quay.
  • C. Vật quay đều với tốc độ góc ω = 6.28 rad/s.
  • D. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.

Câu 6: Một khung ABC có dạng một tam giác đều, có cạnh bằng ℓ, nằm trong mặt phẳng nằm ngang. Tác dụng một lực có độ lớn F nằm trong mặt phẳng nằm ngang và song song với cạnh BC, vào điểm A của khung. Momen của lực F đối với trục quay đi qua C và vuông góc với mặt phẳng khung là

  • A. F.ℓ
  • B. $\frac{1}{2}$F.ℓ
  • C. F.ℓ$\sqrt{3}$
  • D. $\frac{\sqrt{3}}{2}$F.ℓ

Câu 7: Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là: 

  • A. Cân bằng bền
  • B. Cân bằng không bền
  • C. Cân bằng phiếm định
  • D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả

Câu 8: Một thanh chắn đường AB dài 9 m, nặng 30 kg, trọng tâm G cách đầu B một khoảng BG = 6 m. Trục quay O cách đầu A một khoảng AO = 2 m, đầu A được treo một vật nặng. Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F = 100 N để giử cho thanh cân bằng ở vị trí nằm ngang. Tính khối lượng của vật nặng mà người ta đã treo vào đầu A. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

                                           

  • A. 30 kg
  • B. 40 kg
  • C. 50 kg
  • D. 60 kg

Câu 9: Momem của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho? 

  • A. Tác dụng kéo của lực
  • B. Tác dụng làm quay của lực
  • C. Tác dụng uốn của lực
  • D. Tác dụng nén của lực

Câu 10: Một ngẫu lực gồm hai lực và có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

  • A. (F1 – F2).d
  • B. 2Fd
  • C. Fd.
  • D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực không đúng?

  • A. Momen ngẫu lực phụ thuộc khoảng cách giữa hai giá của hai lực.
  • B. Có thể xác định hợp lực của ngẫu lực theo quy tắc hợp lực song song ngược chiều.
  • C. Nếu vật không có trục qua cố định, ngẫu lực làm nó quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
  • D. Momen ngẫu lực không phụ thuộc vị trí trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.

Câu 12: Cho một hệ gồm hai chất điểm m1 = 0,05 kg đặt tại điểm P và m2 = 0,1 kg đặt tại điểm Q. Cho PQ = 15 cm. Trọng tâm của hệ nằm ở vị trí nào?

  • A. Nằm ngoài khoảng PQ.
  • B. Cách P một khoảng 10 cm và cách Q một khoảng 5 cm.
  • C. Cách P một khoảng 5 cm.
  • D. Cách Q một khoảng 10 cm.

Câu 13: Một cái xà nằm ngang chiều dài 10m trọng lượng 200N, Một đầu xà gắn vào tường đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với phương nằm ngang góc 60°. Sức căng của sợi dây là

  • A. 200N
  • B. 100N
  • C. 115,6N
  • D. 173N

Câu 14: Thanh OA có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 20cm, quay dễ dàng quanh trục nằm ngang O. Một lò xo gắn vào điểm giữa C. Người ta tác dụng vào đầu A của thanh một lực F = 20N hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi thanh ở trạng thái cân bằng, lò xo có hướng vuông góc với OA, và OA làm với đường nằm ngang một góc α = 30°. Tìm phản lực N của lò xo lên thanh.

  • A. 45$\sqrt{2}$
  • B. 20$\sqrt{3}$
  • C. 20$\sqrt{2}$
  • D. 35$\sqrt{3}$

Câu 15: Thanh AB được đặt như hình vẽ có đầu A tựa trên sàn, đầu B được treo bởi dây BC. Biết BC = AB = a. Xác định điều kiện của giá trị hệ số ma sát giữa AB và sàn để AB cân bằng.

                                

  • A. k < 0,54
  • B. k = 0,54
  • C. k < 0,68
  • D. k > 0,58

Câu 16: Hai người dùng một cái đòn tre để khiêng một cái hòm có trọng lượng 500 N. Khoảng cách giữa hai người là A1A2 = 2 m. Treo hòm vào điểm nào thì lực đè lên vai người một sẽ lớn hớn lực đè lên vai người hai là 100 N. (Bỏ qua trọng lực của đòn).

  • A. OA1 = 60 cm.
  • B. OA1 = 70 cm.
  • C. OA1 = 80 cm.
  • D. OA1 = 90 cm.

Câu 17: Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi kéo vào đầu kia của nó một lực 1,2 N thì nó có chiều dài 15 cm, lực kéo là 3,6 N thì nó có chiều dài là 19 cm. Độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo này lần lượt là

  • A. 60 N/ m và 13 cm.
  • B. 0,6 N/m và 19 cm.
  • C. 20 N/m và 19 cm.
  • D. 20 N/m và 13 cm.

Câu 18: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là: 

  • A. Có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0
  • B. Có giá không đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0
  • C. Có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0
  • D. Có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0

Câu 19: Một người gánh một thùng gạo nặng 150 N và một thùng ngô nặng 100 N bằng một đòn gánh dài 1 m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Để đòn gánh nằm cân bằng trên vai thì người đó phải điều chỉnh vai đặt vào đòn gánh ở vị trí

  • A. cách thùng gạo 40 cm.
  • B. cách thùng ngô 40cm.
  • C. chính giữa đòn gánh.
  • D. bất kì trên đòn gánh.

Câu 20: Một lò xo có độ cứng k, có chiều dài tự nhiên ℓ0 một đầu giữ cố định ở A đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng m có thể trượt không ma sát trên thanh (Δ) nằm ngang. Thanh (Δ) quay đều với vận tốc góc ω quanh trục (Δ) thẳng đứng. Tính độ dãn của lò xo khi ℓ0 = 20 cm, ω = 20π rad/s, m = 10 g; k = 200 N/m.

  • A. 5 cm.
  • B. 3,5 cm.
  •   C. 6 cm.
  •   D. 8 cm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ

CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập