Câu 1: Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình ?
- A. Băng phiến.
-
B. Thủy tinh.
- C. Kim loại.
- D. Hợp kim.
Câu 2: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?
-
A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
- B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
- C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
- D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
Câu 3: Hai thanh kim loại, Một bằng sắt và một bằng kẽm ở 0°C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100°C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α1 = 1,14.10$^{-5}$k$^{-1}$ và của kẽm là α2 = 3,4.10$^{-5}$k$^{-1}$. Chiều dài của hai thanh ở 0°C là:
- A. l0 = 0,442mm
- B. l0 = 4,42mm.
- C. l0 = 44,2mm
-
D. l0 = 442mm.
Câu 4: Một thanh ray có chiều dài ở 0°C là 12,5 m. Hỏi khi nhiệt độ là 50°C thì nó dài thêm bao nhiêu? (biết hệ số nở dài là 12.10$^{-6}$k$^{-1}$)
- A. 3,75mm
- B. 6mm
- C. 7,5mm
- D. 2,5mm
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
-
A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
- B. Hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
- C. Hệ số căng bề mặt σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
- D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.
Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về các phân tử cấu tạo nên chất lỏng?
- A. Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng vào khoảng kích thước phân tử.
- B. Mỗi phân tử chất lỏng luôn dao động hỗn độn quanh một vị trí cân bằng xác định. Sau một khoảng thời gian nào đó , nó lại nhảy sang một vị trí cân bằng khác.
-
C. Mọi chất lỏng đều được cấu tạp từ một loại phân tử.
- D. Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng cũng tăng.
Câu 7: Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện:
- A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt.
- B. Tiết diện nhỏ hở một đầu và không bị nước dính ướt.
-
C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu.
- D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt.
Câu 8: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:
- A. có tính dị hướng
- B. có cấu trúc tinh thế
- C. có dạng hình học xác định
-
D. có nhiệt độ nóng chảy không xác định
Câu 9: Hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm ở 0°C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100°C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α1 = 1,14.10$^{-5}$k$^{-1}$ và của kẽm là α2 = 3,4.10$^{-5}$k$^{-1}$. Chiều dài của hai thanh ở 0°C là:
- A. l0 = 0,442mm
- B. l0 = 4,42mm.
- C. l0 = 44,2mm
-
D. l0 = 442mm.
Câu 10: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :
-
A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
- D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
- A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
-
B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
- C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
- D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.
- A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
- B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.
-
C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).
- D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = L.m trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật rắn vô định hình?
- A. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.
- B. Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.
-
C. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng.
- D. Vật rắn vô định hình khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.
Câu 14: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
- A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
-
B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
- C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
- D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
Câu 15: Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là:
-
A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
- B. Bề mặt tiếp xúc.
- C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng.
- D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng.
Câu 16: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:
- A. Khác nhau ở chổ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.
- B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
-
C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình
- D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định
Câu 17: Khi đốt nóng một vành kim loại mỏng và đồng chất thì
-
A. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ như nhau.
- B. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ khác nhau.
- C. đường kính ngoài tăng, đường kính trong không đổi.
- D. đường kính ngoài tăng, đường kính trong giảm theo tỉ lệ như nhau.
Câu 18: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0 $^{o}$C để chuyển nó thành nước ở 20 $^{o}$C. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 34.104 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Chọn đáp án đúng.
- A. 194400 J.
- B. 164400 J.
-
C. 1694400 J.
- D. 1894400 J.
Câu 19: Buổi sáng nhiệt độ không khí là 23 $^{o}$C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ là 30 $^{o}$C và độ ẩm tỉ đối là 60 %. Hỏi buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn và hơn bao nhiêu g/m $^{3}$. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 23 $^{o}$C là 20,60 g/m$^{3}$ và ở 30 $^{o}$C là 30,29 g/m$^{3}$.
-
A. Buổi trưa nhiều hơi nước hơn, hơn 1,694g/m$^{3}$.
- B. Buổi trưa ít hơi nước hơn, ít hơn 1,694g/m$^{3}$.
- C. Buổi trưa nhiều hơi nước hơn, hơn 0,694g/m$^{3}$.
- D. Buổi trưa ít hơi nước hơn, ít hơn 0,694g/m$^{3}$.
Câu 20: Ở nhiệt độ 0 $^{o}$C tổng chiều dài của thanh đồng và thanh sắt là l0 = 5 m. Hiệu chiều dài của chúng ở cùng nhiệt độ bất kỳ nào cũng không đổi. Tìm chiều dài của mỗi thanh ở 0 $^{o}$C. Biết hệ số nở dài của đồng là 18.10$^{-6}$K$^{-1}$, của sắt là 12.10$^{-6}$K$^{-1}$.
-
A. l0s = 3 m; l0đ = 2 m
- B. l0s = 3,5 m; l0đ = 1,5 m
- C. l0s = 4 m; l0đ = 1 m
- D. l0s = 1 m; l0đ = 4 m