Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính r = 100 cm với gia tốc hướng tâm an = 4 cm/$s^{2}$. Chu kì T của chuyển động vật đó là

  • A. 8π (s).
  • B. 6π (s).
  • C. 12π (s).
  • D. 10π (s).

Câu 2: Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là?

  • A. 1000 N.
  • B. 10000 N.
  • C. 100 N.
  • D. 10 N.

Câu 3: Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng ngang với vận tốc 54 km/h thì tắt máy. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,01. Lấy g = 10 m/$s^{2}$. Thời gian từ lúc  tắt xe máy đến lúc dừng lại là

  • A. 180 s.
  • B. 90 s.
  • C. 100 s.
  • D. 150 s.

Câu 4: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là?

  • A. 7 N.
  • B. 5 N.
  • C. 1 N.
  • D. 12 N.

Câu 5: Một chiếc bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/$s^{2}$. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là?

  • A. 4 m.
  • B. 3 m.
  • C. 2 m.
  • D. 1 m.

Câu 6: Khi ô tô chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc của xe bằng:

  • A. - 0,5 m/s2
  • B. 0,2 m/s2
  • C. - 0,2 m/s2
  • D. 0,5 m/s2

Câu 7: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là?

  • A. 53 km/h.
  • B. 65 km/h.
  • C. 60 km/h.
  • D. 50 km/h.

Câu 8: Từ B vào lúc 6 giờ 30 phút, một người đi xe máy về C, chuyển động thẳng đều với vận tốc 30 km/h. Biết BC = 75km, người này đến C vào thời điểm? 

  • A. 8 giờ 30 phút.
  • B. 9 giờ
  • C. 10 giờ.
  • D. 10 giờ 30 phút.

Câu 9: Một người đúng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào:

  • A. Trọng lực.
  • B. Lực đàn hồi.
  • C. Lực ma sát.
  • D. Trọng lực và lực ma sát.

Câu 10: Khi nói về chuyển động ném ngang, câu nói nào dưới đây là sai:

  • A. Trong chuyển động ném ngang, véc tơ vận tốc của vật luôn luôn thay đổi phương.
  • B. Trong chuyển động ném ngang, độ lớn của véc tơ vận tốc của vật tăng dần.
  • C. Gia tốc của chuyển động ném ngang là gia tốc rơi tự do.
  • D. Từ cùng một độ cao trên mặt đất ta có thể tăng tốc độ ban đầu của vật ném ngang để vật rơi xuống nhanh hơn.

Câu 11: Một lực có độ lớn 4 N tác dụng lên vật có khối lượng 0,8 kg đang đứng yên. Bỏ qua ma sát và các lực cản. Gia tốc của vật bằng?

  • A. 32 m/s2.
  • B. 0,005 m/s2.
  • C. 3,2 m/s2.
  • D. 5 m/s2.

Câu 12: Lực F1 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 2 s làm vận tốc của vật thay đổi từ 5 m/s đến 7 m/s. Lực F2 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 6 s làm vận tốc thay đổi từ 1 m/s đến 4 m/s. Tỉ số F2F1 bằng

  • A. 0,5.
  • B. 1,5.
  • C. 2.
  • D. 1. 

Câu 13: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi

  • A. lực vuông góc với gia tốc của vật.
  • B. lực ngược chiều với gia tốc của vật.
  • C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
  • D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Câu 14: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc đầu 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, cho g = 10 m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng

  • A. 10 m.
  • B. 20 m.
  • C. 15 m.
  • D. 5 m.

Câu 15: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát?

  • A. Cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
  • B. Độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
  • C. Độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
  • D. Độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.

Câu 16: Một vật có khối lượng 1 kg được thả rơi tự do ở độ cao 40 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Cơ năng của vật bằng

  • A. 250 J.
  • B. 500 J.
  • C. 200 J.
  • D. 400 J.

Câu 17: Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?

  • A. 4,38 N.
  • B. 5,24 N.
  • C. 9,34 N.
  • D. 6,67 N.

Câu 18: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg được treo vào tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với tường một góc α=30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn?

  • A. 23 N.
  • B. 22,6 N.
  • C. 20 N.
  • D. 19,6 N.

Câu 19: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0, sau thời gian 3 s vật rơi cách vị trí ném 30 m. Lấy g = 10 m/s2, vận tốc v0 bằng

  • A. 8 m/s.
  • B. 20 m/s.
  • C. 10 m/s.
  • D. 40 m/s.

Câu 20: Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là

  • A. 120/7 km/h.
  • B. 360/7 km/h.
  • C. 55 km/h.
  • D. 50 km/h.

Câu 21: Người ta dùng một lực F nằm ngang để ép một vật khối lượng 0,5 kg vào tường thẳng đứng. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và tường là μn = 0,08. Lấy g = 10 m/$s^{2}$. Để giữ vật không bị rơi F có giá trị tối thiểu bằng

  • A. 62,5 N.
  • B. 40 N.
  • C. 75,8 N.
  • D. 86,5 N.

Câu 22: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát của xe là 0,01. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường. Lấy g = 10 m/s2. Để ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 thì động cơ phải tạo ra lực kéo là?

  • A. 250 N.
  • B. 450 N.
  • C. 500 N.
  • D. 400 N.

Câu 23: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là?

  • A. 90o.
  • B. 30o.
  • C. 45o.
  • D. 60o.

Câu 24: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ 36 km/h thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau 5s. Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là?

  • A. 2,5 m.
  • B. 2 m.
  • C. 1,25 m.
  • D. 1 m.

Câu 26: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 0. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường S1 = 10 m. Trong giây thứ 2 vật đi được quãng đường S2 bằng:

  • A. 40 m.
  • B. 10 m.
  • C. 30 m.
  • D. 50 m.

Câu 27: Một xe chạy trong 5 giờ: 2 giờ đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60 km/h, 3 giờ sau xe chạy với tốc độ trung bình 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong suốt quá trình chuyển động là: 

  • A. 48 km/h.
  • B. 50 km/h.
  • C. 35 km/h.
  • D. 45 km/h.

Câu 28: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?

  • A. Lớn hơn.
  • B. Nhỏ hơn.
  • C. Không thay đổi.
  • D. Bằng 0.

Câu 29: Câu nào đúng? Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là:

  • A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.
  • B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.
  • C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
  • D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.

Câu 30: Một ô tô chuyển động đều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 60 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường nhưng xe xuất phát từ một địa điểm trển đoạn đường cách bến xe 4 km. Chon bến xe là vật mốc, chọn thời điển xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình chuyển động của ô tô trên đoạn đường này là:

  • A. x = 60t (km; h).
  • B. x = 4 – 60t (km; h).
  • C. x = 4 + 60t (km; h).
  • D. x = -4 + 60t (km; h).

Câu 31: Trên trục x’Ox có hai ô tô chuyển động với phương trinhg tọa độ lần lượt là x1(t) = -20 +100 và x2(t) = 10t – 50 (t tính bằng đơn vị giây (t > 0), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô tô lúc t=2 giây là?

  • A. 90 m.
  • B. 0 m.
  • C. 60 m.
  • D. 30 m.

Câu 32: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h đến v2 = 54 km/h trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này là?

  • A. 22,5 m.
  • B. 50 m.
  • C. 75 m.
  • D. 100 m.

Câu 33: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là?

  • A. 28 N.
  • B. 20 N.
  • C. 4 N.
  • D. 26,4 N.

Câu 34: Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Lực phát động tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động của vật có đọ lớn là?

  • A. 198 N.
  • B. 45,5 N.
  • C. 99 N.
  • D. 316 N.

Câu 35: Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu khởi hành từ trạng thái đứng yên nhờ lực kéo của động cơ 600 N. Biết hệ số ma sát của xe là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Biết lực kéo song song với mặt đường. Sau 10 s kể từ lúc khởi hành, tốc độ chuyển động của ô tô là?

  • A. 24 m/s.
  • B. 4 m/s.
  • C. 3,4 m/s.
  • D. 3 m/s.

Câu 36: Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?

  • A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
  • B. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
  • C. Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt.
  • D. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.

Câu 37: Lúc 8 giờ sáng nay một ô tô đang chạy trên Quốc lộ 1 cách Hà Nội 20 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố nào?

  • A. Mốc thời gian.
  • B. Vật làm mốc.
  • C. Chiều dương trên đường đi.
  • D. Thước đo và đồng hồ.

Câu 38: Một viên bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nên nhà, cách mép vàn theo phương ngang 2 m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của viên bi khi nó ở mép bàn là?

  • A. 3 m/s.
  • B. 4 m/s.
  • C. 2 m/s.
  • D. 1 m/s.

Câu 39: Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó?

  • A. Không đổi.
  • B. Giảm dần.
  • C. Tăng dần.
  • D. Bằng 0.

Câu 40: Một thanh AB dài 1 m khối lượng 5 kg được đặt nằm ngang lên hai giá đỡ tại A và B. Người ta móc vào điểm C của thanh (AC = 60 cm) một trọng vật có khối lượng 10 kg. Lấy g = 10 m/$s^{2}$, lực nén lên hai giá đỡ là

  • A. F1 = 40 N, F2 = 60 N
  • B. F1 = 65 N, F2 = 85 N
  • C. F1 = 60 N, F2 = 80 N
  • D. F1 = 85 N, F2 = 65 N

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ

CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập