Câu 1: Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn F1 = 5 N, F2 = 15 N, đặt tại hai đầu một thanh nhẹ (khối lượng không đáng kể). AB dài 20 cm. Hợp lực $\overrightarrow{F} = \overrightarrow{F_{1}} + \overrightarrow{F_{2}}$ đặt cách đầu A bao nhiêu và có độ lớn bằng bao nhiêu?
-
A. OA = 15 cm, F = 20 N.
- B. OA = 5 cm, F = 20 N.
- C. OA = 15 cm, F = 10 N.
- D. OA = 5 cm, F = 10 N.
Câu 2: Hai lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ song song cùng chiều (với F1 = 10 N, F2 = 7 N) khoảng cách giữa hai giá của hai lực là x. Hợp lực của chúng có độ lớn
- A. 20 N.
- B. 12 N.
- C. 3 N.
-
D. 17 N.
Câu 3: Một thanh AB dài 1 m khối lượng 5 kg được đặt nằm ngang lên hai giá đỡ tại A và B. Người ta móc vào điểm C của thanh (AC = 60 cm) một trọng vật có khối lượng 10 kg. Lực nén lên hai giá đỡ là (g = 10 m/s2) (Hình 19.1)
- A. F1 = 4 N ; F2 = 6 N.
-
B. F1 = 6,5 N ; F2 = 8,5 N.
- C. F1 = 6 N ; F2 = 8 N.
- D. F1 = 8,5 N ; F2 = 6,5 N.
Câu 4: Đặt tại hai đầu thanh AB dài 40 cm hai lực song song cùng chiều và vuông góc với AB. Hợp lực $\overrightarrow{F}$ đặt tại O cách A 25 cm và có độ lớn 10 N. Độ lớn của $\overrightarrow{F_{1}}$ bằng
- A. 2,25 N.
- B. 8,25 N.
-
C. 3,75 N.
- D. 6,25 N.
Câu 5: Hai người dùng một cái đòn tre để khiêng một cái hòm (Hình 19.2) có trọng lượng 500 N. Khoảng cách giữa hia người là A1A2 = 2 m. Treo hòm vào điểm nào thì lực đè lên vai người một sẽ lớn hớn lực đè lên vai người hai là 100 N. (Bỏ qua trọng lực của đòn).
- A. OA1 = 60 cm.
- B. OA1 = 70 cm.
-
C. OA1 = 80 cm.
- D. OA1 = 90 cm.
Câu 6: Một thanh ngang có khối lượng không đáng kể, dài l = 2 m, chịu tác dụng của 3 lực song song cùng chiều và vuông góc với thanh. Biết F1 = 4 N, F3 = 10 N đặt hai đầu thanh và F3 = 6N ở chính giữa thanh. Điểm đặt của hợp lực $\overrightarrow{F}$ cách A một đoạn bằng
- A. 1,5 m.
- B. 1,4 m.
-
C. 1,3 m.
- D. 1,2 m.
Câu 7: Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m1 = 4 kg và m2 = 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A?
- A. 50 cm.
- B. 60 cm.
- C. 55 cm.
-
D. 52,5 cm.
Câu 8: Hai lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ song song cùng chiều đặt tại hai đầu thanh AB và vuông góc với thanh. Hợp lực $\overrightarrow{F}$ đặt tại O cách A 24 cm và cách B 16 cm. Tỉ số $\frac{F}{F_{2}}$ bằng
- A. $\frac{3}{5}$.
- B. $\frac{3}{2}$.
- C. $\frac{2}{3}$.
-
D. $\frac{5}{3}$.
Câu 9: Một thanh cứng AB có khối lượng không đáng kể, dài 1 m, được treo nằm ở hai đầu AB nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau và có độ cứng k1 = 90 N/m và k2 = 60 N/m. Để thanh vẫn nằm nganh phải treo một vật nặng vào điểm C cách A là?
-
A. 40 cm.
- B. 60 cm.
- C. 45 cm.
- D. 75 cm.
Câu 10: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị, có trọng lượng 60, được buộc ở đầu gậy cách vai 50 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Lực giữ của tay và áp lực đè lên vai người là (bỏ qua trọng lượng của gậy)?
- A. 100 N và 150 N.
-
B. 120 N và 180 N.
- C. 150 N và 180 N.
- D. 100 N và 160 N.