Giải bài 16 vật lí 10: Thực hành: Xác định hệ số ma sát

Cách xác định hệ số ma sát như thế nào? Để hiểu rõ về cách xác định, ConKec xin chia sẻ bài Thực hành: Xác định hệ số ma sát thuộc chương trình Sgk Vật lí lớp 10. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết , đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn .

Nội dung bài học gồm ba phần:

  • Chuẩn bị thực hành và tiến hành thí nghiệm
  • Viết báo cáo thực hành
  • Trả lời câu hỏi SGK trang 92

A. Chuẩn bị thực hành và tiến hành thí nghiệm

I. Mục đích

  • Vận dụng phương pháp động lực học để nghien cứu lực ma sát tác dụng vào một vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
  • Xác định hệ số ma sát trượt, so sánh giá trị thu được từ thực nghiệm với số liệu cho trong bảng 13.1 (Sách giáo khoa vật lý 10)

II. Cơ sở lý thuyết

  • Cho một vật nằm trên mặt phẳng nghiêng P, góc nghiêng α.
  • Khi góc nghiêng α lớn, vật chuyển động trượt xuống dốc với gia tốc a:
  • Độ lớn gia tốc a chỉ phụ thuộc góc nghiêng α và hệ số μt hệ số ma sát trượt:

a = g.(sinα – μt.cosα) 

  • Bằng cách đo a và α ta xác định được hệ số ma sát trượt μt

$\mu _{t}=tan\alpha -\frac{a}{gcos\alpha }$ trong đó a = $\frac{2s}{t^{2}}$

III. Dụng cu thí nghiệm

Chuẩn bị các dụng cụ:

  1. Mặt phẳng nghiêng có gắn thước đo góc và quả dọi.
  2. Nam châm điện gắn ở đầu H của mặt phẳng nghiêng, có hộp công tăc đóng ngắt để giữ và thả trượt vật.
  3. Giá đỡ mặt phẳng nghiêng.
  4. Trụ kim loại dường kính 3cm, cao 3 cm
  5. Máy đo thời gian có cổng quang điện E.
  6. Thước thẳng 800mm
  7. Một eke vuông ba chiều

IV. Lắp ráp thí nghiệm

  • Đặt máng nghiêng có lắp nam châm điện và cổng quang điện E lên giá đỡ.
  • Nam châm điện N lắp với đầu H của máng nghiêng, nối qua hộp công tắc và cắm vào ổ A của đồng hồ đo thời gian nhờ một phích cắm có 5 chân. Cổng quang điện E nối vào ổ B của đồng hồ đo thời gian.
  • Hạ thấp khớp nối để giảm góc nghiêng α sao cho khi đặt mặt đáy trụ thép lên máng, trụ không thể trượt xuống.
  • Điều chỉnh thăng bằng của máng nghiêng sao cho dây dọi song song với mặt phẳng của thước đo góc.

V. Trình tự thí nghiệm

1. Xác định góc nghiêng giới hạn α0 để vật bắt đầu trượt trên mặt phẳng nghiêng 

  • Đặt mặt trụ thép lên mặt phẳng nghiêng. Tăng dần góc nghiêng α
  • Khi vật bắt đầu trượt thì dừng. Đọc và ghi giá trị α0 vào bảng 16.1

2. Đo hệ số ma sát trượt

  • Đưa khớp nối lên vị trí cao hơn để tạo góc nghiêng α > α0. Đọc giá trị α , ghi vào băng 16.1.
  • Bật khóa K để đưa điện vào đồng hồ đo thời gian hiện số.
  • Xác định vị trí ban đầu s0 của trụ thép. Ghi giá trị s0 vào bảng 16.1
  • Dịch chuyển cổng quang điện E đến vị trí các  s0 một khoảng s = 400m. Nhấn nút RESET của đồng hồ để đưa chỉ thị số về giá trị 0.000.
  • Ấn nút trên hộp công tắc để thả cho vật trượt, rồi nhả nhanh trước khi vật đến cổng E. Đọc và ghi thời gian trượt t vào bảng 16.1.
  • Đặt lại trụ thép vào vị trí  s0  và lặp lại thêm 4 lần phép đo thời gian t.
  • Kết thúc thí nghiệm: Tắt đồng hồ đo thời gian.

B. Báo cáo thực hành

1. Trả lời câu hỏi

Lực ma sát xuất hiện khi nào ? Kể tên các loại lực ma sát và viết công thức tính hệ số ma sát trượt ? Phương pháp xác định hệ số ma sát trượt dùng mặt phẳng nghiêng?

Hướng dẫn:

  • Lực ma sát xuất hiện trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt.
  • Các loại lực ma sát gồm có: ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ.
  • Công thức tính hệ số ma sát trượt:

$\mu _{t}=tan\alpha -\frac{a}{gcos\alpha }$

  • Cách xác định hệ số ma sát trượt dùng mặt phẳng nghiêng là:
    • Cho một vật nằm trên mặt phẳng nghiêng P, với góc nghiêng α so với mặt nằm ngang. Khi α nhỏ, vật vẫn nằm yên trên P, không chuyển động. Khi ta tăng dần độ nghiêng α ≥ α0, vật chuyển động trượt xuống dưới với gia tốc a. Độ lớn của a chỉ phụ thuộc góc nghiêng α và hệ số μt - gọi là hệ số ma sát trượt:
    • Bằng cách đo a và α ta xác định được hệ số ma sát trượt μt:

$\mu _{t}=tan\alpha -\frac{a}{gcos\alpha }$

2. Kết quả thực hành

Bảng 16.1. Xác định hệ số ma sát trượt

a,

α0 α (rad)
tanα
cosα s
20 0,349 0,364 0,94 0,6
n t a = $\frac{2s}{t^{2}}$ $\mu _{t}=tan\alpha -\frac{a}{gcos\alpha }$ $\Delta \mu _{t}$
1 1,014 1,167 0,237 0,004
2 1,02 1,153 0,239 0,002
3 1,043 1,103 0,244 0,003
4 1,038 1,114 0,243 0,002
5 1,044 1,101 0,241 0,003
Giá trị trung bình 1,032 1,128 0,241 0,003

b, Kết quả xác định hệ số ma sát trượt:

$\mu _{t}=\overline{\mu _{t}}+\overline{\Delta \mu _{t}}=0,241\pm 0,003$

C. Trả lời câu hỏi SGK trang 92

1. So sánh giá trị hệ số ma sát trượt xác định được bằng thực nghiệm và hệ số ma sát trượt cho ở bảng 13.1 (sách giáo khoa vật lý 10?

Hướng dẫn: 

So sánh hệ số ma sát trượt đã tính được với hệ số ma sát trượt trong bảng 13.1

2. Trong phép đo này, khi tính sai số phép đo μt đã bỏ qua những sai số nào?

Hướng dẫn: 

Trong phép đo này, khi tính sai số phép đo μt đã bỏ qua sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập