Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:
-
A. Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định được gọi là nút mạng.
- B. Chất rắn có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khác nhau, thì có tính vật lý khác nhau.
- C. Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch.
- D. Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch gọi lỗ hỏng.
Câu 2: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
-
A. Chiếc cốc thuỷ tinh.
- B. Hạt muối ăn.
- C. Viên kim cương.
- D. Miếng thạch anh.
Câu 3: Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?
-
A. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- B. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- C. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- D Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 4: Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 20°C. Phải để hở một khe ở đầu thanh với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 50°C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. Hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là α = 12.10$^{-6}$. Chọn kết quả nào sau đây:
- A. Δl = 3.6.10 m
-
B. Δl = 3.6.10 m
- C. Δl = 3.6.10 m
- D. Δl = 3.6.10 m
Câu 5: Với kí hiệu: l0 là chiều dài ở 0°C ; l là chiều dài ở t°C ; α là hệ số nở dài.
Đâu là biểu thức tính độ nở dài?
- A. Δl = αl0 + t
- B. Δl= αl0 - t
-
C. Δl = αl0.t
- D. Δl = (αl0)/t
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?
- A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
- B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
-
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
- D. Giọt nước động trên lá sen.
Câu 7: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :
- A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
-
B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
- D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
Câu 8: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10$^{-3}$N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây:
-
A. s = 36,6.10$^{-3}$ N/m.
- B. s = 36,6.10$^{-4}$ N/m.
- C. s = 36,6.10$^{-5}$ N/m.
- D. s = 36,6.10$^{-6}$ N/m.
Câu 9: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể ?
- A. Hạt muối
- B. Viên kim cương
- C. Miếng thạch anh
-
D. Cốc thủy tinh
Câu 10: Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 20°C. Phải để hở một khe ở đầu thanh với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 50°C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. Hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là α = 12.10$^{-6}$. Chọn kết quả nào sau đây:
- A. Δl = 3.6.10$^{-2}$m
-
B. Δl = 3.6.10$^{-3}$m
- C. Δl = 3.6.10$^{-4}$m
- D. Δl = 3.6.10$^{-5}$m
Câu 11: Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
- B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
-
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
- D. Cả 3 kết luận trên.
Câu 12: Chọn những câu đúng trong các câu sau:
- A. Người ta chỉ dựa vào hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng để giải thích hiện tượng mao dẫn.
- B. Hiện tượng dính ướt hay không dính ướt là yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.
- C. Khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau và lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với chất rắn, có sự chênh lệch với nhau là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.
-
D. Độ dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng trong ống mao dẫn phụ thuộc vào tiết diện ống mao dẫn , khối lượng riêng của chất lỏng và bản chất của chất lỏng.
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.10$^{3}$ J/Kg.
- A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.10$^{3}$ J khi nóng chảy hoàn toàn.
-
B. Mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.10$^{3}$ J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
- C. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.10$^{3}$J để hoá lỏng.
- D. Mỗi kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.10$^{3}$J khi hoá lỏng hoàn toàn.
Câu 14: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
- A. Hạt muối.
-
B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh.
- C. Viên kim cương.
- D. Miếng thạch anh.
Câu 15: Hiện tượng mao dẫn:
- A. Chỉ xảy ra khi ống mao đặt vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng.
- B. Chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn không bị nước dính ướt.
-
C. Là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mức chất lỏng bên ngoài ống.
- D. Chỉ xảy ra khi ống dẫn là ống thẳng.
Câu 16: Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức:
-
A.ΔV=V-V0=βV0Δt
- B.ΔV=V-V0=V0Δt
- C.ΔV=βV0
- D.ΔV=V-V0=βVΔt
Câu 17: Hiện tượng mao dẫn:
- A. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng.
- B. Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn .
-
C. Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống.
- D. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng.
Câu 18: Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô nặng hơn hay không khí ẩm nặng hơn? Tại sao? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/mol
- A. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng lớn hơn.
- B. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng lớn hơn.
-
C. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ẩm.
- D. Không khí ẩm nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí ẩm có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí khô.
Câu 19: Một vòng xuyến có đường kính ngoài là d1 = 44 mm và đường kính trong là d2 = 40 mm. Trọng lượng của vòng xuyến là P = 45 mN. Lực bứt vòng xuyến này khỏi bề mặt của glixêrin ở 20 $^{o}$C là 64,3 mN. Tính hệ số căng mặt ngoài của glixêrin ở nhiệt độ này.
-
A. 73.10$^{-3}$ N.
- B. 36,5.10$^{-3}$ N.
- C. 79.10$^{-3}$ N.
- D. 55,2.10$^{-3}$ N.
Câu 20: Để xác định suất căng mặt ngoài của rượu người ta làm như sau: Cho rượu vào trong bình, chảy ra ngoài theo ống nhỏ giọt thẳng đứng có đường kính d = 2 mm. Thời gian giọt này rơi sau giọt kia ∆t = 2 giây. Sau thời gian t = 780 giây thì có m = 10 g rượu chảy ra. Tính suất căng mặt ngoài của rượu. Lấy g = 10 m/s2.
- A. 45,5.10$^{-3}$ N/m.
- B. 49,3.10$^{-3}$ N/m.
-
C. 40,8.10$^{-3}$ N/m.
- D. 30,4.10$^{-3}$ N/m.