Câu 1: Tính chất nào sau đây KHÔNG liên quan đến chất rắn kết tinh?
- A. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- B. Có tình dị hướng hoặc đẳng hướng.
- C. Có cấu trúc mạng tinh thể.
-
D.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 2: Vật rắn tinh thể có đặc tính nào sau đây?
- A. Có cấu trúc tinh thể, có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- B. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- C. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác đinh.
-
D. Có cấu trúc mạng tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 3: Một thước thép ở 10°C có độ dài là 1000 mm. Hệ số nở dài của thép là
12.10$^{-6}$K$^{-1}$. Khi nhiệt độ tăng đến 40°C , thước thép này dài thêm ban nhiêu?
-
A. 0,36 mm.
- B. 36 mm.
- C. 42 mm.
- D. 15mm.
Câu 4: Một thước thép ở 0°C có độ dài 2000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 20°C, thước thép dài thêm một đoạn là: ( biết hệ số nở dài thước thép 12.10$^{-6}$K$^{-1}$)
-
A. 0,48mm
- B. 9,6mm
- C. 0,96mm
- D. 4,8mm
Câu 5: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :
- A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
-
B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
- D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
Câu 6: Hịên tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
- A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
- B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
-
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
- D. Giọt nước động trên lá sen.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng mao dẫn?
-
A. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mực chất lỏng bên ngoài ống.
- B. Hiện tượng mao dẫn chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn bị nước dính ướt.
- C. Hiện tượng mao dẫn chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn không bị nước làm ướt.
- D. Cả ba phát biểu A, B , C đều đúng
Câu 8: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình ?
-
A. Có dạng hình học xác định.
- B. Có cấu trúc tinh thể.
- C. có tính dị hướng.
- D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 9: Với ký hiệu : V0 là thể tích ở 0°C ; V thể tích ở t°C ; β là hệ số nở khối. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính thể tích ở t°C?
- A. V = V0 + βt
- B. V = V0 - βt
-
C. V = V0 (1+ βt)
- D. V = V0/(1+ βt)
Câu 10: Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào:
- A. nhiệt độ và thể tích của hơi.
- B. nhiệt độ và bản chất của hơi.
- C. thể tích và bản chất của hơi.
-
D. nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.
Câu 11: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10$^{-3}$N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây:
-
A. s = 36,6.10$^{-3}$N/m.
- B. s = 36,6.10$^{-4$N/m.
- C. s = 36,6.10$^{-5}$N/m.
- D. s = 36,6.10$^{-6}$N/m.
Câu 12: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?
- A. Áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ.
-
B. Áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi.
- C. Áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng.
- D. Áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi lơ Mari ốt
Câu 13: Khi xét biến dạng đàn hồi kéo của vật rắn, có thể sử dụng trực tiếp:
- A. Định luật III Niutơn.
-
B. Định luật Húc.
- C. Định luật II Niutơn.
- D. Định luật bảo toàn động lượng.
Câu 14: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
- A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
- B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
-
C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt độ nóng chảy như nhau.
- D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λ.m trong đó λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật.
Câu 15: Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
- A. Tăng, vì thể tích của vật không đổi nhưng khối lượng của vật giảm.
-
B. Giảm, vì khối lượng của vật không đổi nhưng thế tích của vật tăng.
- C. Tăng. vì thể tích của vật tăng chậm còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn.
- D. Giảm, vì khối lương của vật tăng châm còn thế của vật tăng nhanh hơn.
Câu 16: Có thể biến hơi khô thành hơi bão hòa bằng (các) cách nào sau đây?
- A. Nén khối hơi ở nhiệt độ không đổi
- B. Làm lạnh khối hơi ở thể tích không đổi
-
C. Cả hai cách A và B
- D. Không có cách nào kể trên
Câu 17: Xét các kiểu chuyển động nhiệt trong phân tử sau:
(1): Chuyển động hỗn loạn
(2): Dao động quanh các vị trí cân bằng cố định
(3): Dao động quanh các vị trí cân bằng thay đổi liên tục
Chuyển động nhiệt trong chất lỏng bao gồm (các) kiểu chuyển động phân tử nào?
- A.(1)
- B.(2)
-
C.(3)
- D. (4)
Câu 18: Mỗi thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 15 $^{o}$C có độ dài 12,5 m. Nếu hai đầu các thanh ray khi đó chỉ đặt cách nhau 4,5 mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất bằng bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? Biết hệ số nở dài của mỗi thanh ray là 12.10$^{-6}$ K$^{-1}$. Chọn đáp án đúng.
- A. 25 $^{o}$C.
-
B. 45 $^{o}$C.
- C. 55 $^{o}$C
- D. 65 $^{o}$C
Câu 19: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm khối lượng 100 g ở nhiệt độ 20 $^{o}$C, để nó hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ 658 $^{o}$C. Biết nhôm có nhiệt dung riêng 896 J/kg.K và nhiệt nóng chảy 39.104 J/kg. Chọn đáp án đúng.
- A. 99440 J.
-
B. 96165 J.
- C. 16944 J.
- D. 18940 J.
Câu 20: Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị dính ướt. Bán kính quả cầu là 0,2 mm. Suất căng mặt ngoài của nước là 73.10$^{-3}$ N/m. Bỏ qua lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu. Quả cầu có trọng lượng bằng bao nhiêu thì nó không bị chìm?
-
A. P ≤ 9,2.10$^{-5}$N
- B. P > 5,2.10$^{-5}$N
- C. P ≤ 9,9.10$^{-5}$N
- D. P ≥ 5,2.10$^{-5}$N