Câu 1: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?
- A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.
-
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua.
- C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.
- D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình chứa.
Câu 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?
- A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.
- B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
- C. Chuyển động hoàn toàn tự do.
-
D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
Câu 3: Một lượng khí có khối lượng là 30 kg và chứa 11,28.10$^{26}$ phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hiđrô và cacbon. Biết 1 mol khí có NA = 6,02.10$^{23}$phân tử. Khối lượng của các nguyển tử cacbon và hiđrô trong khí này là?
-
A. mC = 2.10$^{-26}$ kg ; mH = 0,66.10$^{-26}$ kg.
- B. mC = 4.10$^{-26}$ kg ; mH = 1,32.10$^{-26}$ kg.
- C. mC = 2.10$^{-6}$ kg ; mH = 0,66.10$^{-6}$ kg.
- D. mC = 4.10$^{-6}$ kg ; mH = 1,32.10$^{-6}$ kg.
Câu 4: Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?
- A. Có thể tích riêng không đáng kể.
- B. Có lực tương tác không đáng kể.
-
C. Có khối lượng không đáng kể.
- D. Có khối lượng đáng kể.
Câu 5: Tìm câu sai.
- A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua
-
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua
- C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
- D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình.
Câu 6: Biết khối lượng của 1 mol nước là μ = 18.10$^{-3}$kg và 1 mol có NA = 6,02.10$^{23}$ phân tử. Biết khối lượng riêng của nước là ρ = 10$^{3}$ kg/m3. Số phân tử có trong 300 cm$^{3}$ là?
- A. 6,7.10$^{24}$ phân tử.
-
B. 10,03.10$^{24}$ phân tử.
- C. 6,7.10$^{23}$ phân tử.
- D. 10,03.10$^{23}$ phân tử.
Câu 7: Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (6 atm, 4l, 270K) sang trạng thái 2 (p, 3l, 270K). Giá trị của p là:
-
A. 8 atm.
- B. 2 atm.
- C. 4,5 atm.
- D. 5 atm.
Câu 8: Một ống thủy tinh tiết diện đều S, một đầu kín một đầu hở, chứa một cột thủy ngân dài h = 16cm. Khi đặt ống thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều dài của cột không khí là l1 = 15cm, áp suất khí quyển bằng po = 76 cmHg. Khi đặt ống thủy tinh nghiêng một góc α = 30° đối với phương thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều cao của cột không khí trong ống bằng:
- A. 14cm
-
B. 15cm
- C. 20cm
- D. 22cm
Câu 9: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng tăng 2.10$^{5}$ Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng 5.10$^{5}$ Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là:
- A. 2.10$^{5}$ Pa, 8 lít.
- B. 4.10$^{5}$ Pa, 12 lít.
-
C. 4.10$^{5}$ Pa, 9 lít.
- D. 2.10$^{5}$ Pa, 12 lít.
Câu 10: Một bọt khí có thể tích 1,5 cm$^{3}$ được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m dưới mực nước biển. Hỏi khi bọt khí này nổi lên mặt nước sẽ có thể tích là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ của bọt khí là không đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là 10$^{3}$ kg/m$^{3}$, áp suất khí quyển là po = 10$^{5}$ Pa và g = 10 m/s$^{2}$.
- A. 15 cm$^{3}$
- B. 15,5 cm$^{3}$
- C. 16 cm$^{3}$
-
D. 16,5 cm$^{3}$
Câu 11: Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó:
- A. Nước đông đặc thành đá
- B. tất cả các chất khí hóa lỏng
- C. tất cả các chất khí hóa rắn
-
D. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại
Câu 12: Ở 7°C áp suất của một khối khí bằng 0,897 atm. Khi áp suất khối khí này tăng đến 1,75 atm thì nhiệt độ của khối khí này bằng bao nhiêu, coi thể tích khí không đổi:
- A. 273°C
-
B. 273°K
- C. 280°C
- D. 280°K
Câu 13: Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn( 0°C; 1,013.105Pa) được đậy bằng một vật có khối lượng 2kg. Tiết diện của miệng bình 10cm$^{2}$. Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí trong bình để không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là p0 = 10$^{5}$Pa.
- A. 323,4°C
- B. 121,3°C
- C. 115°C
-
D. 50,4°C
Câu 14: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27°C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 60°C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần:
-
A. 2,78
- B. 3,2
- C. 2,24
- D. 2,85
Câu 15: Khi làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng xác định, đại lượng nào sau đây không đổi?
- A. n/p
- B. n/T
-
C. p/T
- D. nT
Câu 16: Hai bình cầu cùng dung tích chứa cùng một chất khí nối với nhau bằng một ống nằm ngang. Một giọt thủy ngân nằm đúng giữa ống ngang. Nhiệt độ trong các bình tương ứng là T1 và T2. Tăng gấp đôi nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình thì giọt Hg sẽ chuyển động như thế nào:
-
A. nằm yên không chuyển động
- B. chuyển động sang phải
- C. chuyển động sang trái
- D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét
Câu 17: Một bình chứa khí Hyđrô nén có dung tích 20 lít ở nhiệt độ 27°C được dùng để bơm khí vào 100 quả bóng, mỗi quả bóng có dung tích 2 lít. Khí trong quả bóng phải có áp suất 1 atm và ở nhiệt độ 17°C. Bình chứa khí nén phải có áp suất bằng:
- A. 10atm
-
B. 11atm
- C. 17atm
- D. 100atm
Câu 18: Một bình kín có van điều áp chứa 1 mol khí nitơ ở áp suất 10$^{5}$N/m$^{2}$ ở 27°C. Nung bình đến khi áp suất khí là 5.10$^{5}$N/m$^{2}$, khi đó van điều áp mở ra và một lượng khí thoát ra ngoài, nhiệt độ vẫn giữ không đổi khi khí thoát. Sau đó áp suất giảm còn 4.10$^{5}$N/m$^{2}$. Lượng khí thoát ra là bao nhiêu:
- A. 0,8 mol
-
B. 0,2 mol
- C. 0,4 mol
- D. 0,1mol
Câu 19: Hai phòng kín có thể tích bằng nhau thông với nhau bằng một cửa mở. Nhiệt độ không khí trong hai phòng khác nhau thì số phân tử trong mỗi phòng so với nhau là:
- A. Bằng nhau
- B. Ở phòng nóng nhiều hơn
-
C. Ở phòng lạnh nhiều hơn
- D. Tùy kích thước của cửa
Câu 20: Một khí chứa trong một bình dung tích 3 lít có áp suất 200kPa và nhiệt độ 16°C có khối lượng 11g. Khối lượng mol của khí ấy là:
- A. 32g/mol
-
B. 44 g/mol
- C. 2 g/mol
- D. 28g/mol