Câu 1: Điều nào sau đây không đúng?
- A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
- B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
-
C. Sự ngưng tụ là quá trinh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
- D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Câu 2: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là
- A. Sự hóa lỏng.
-
B. Sự nóng chảy.
- C. Quá trình đẳng tích.
- D. Quá trình đẳng nhiệt.
Câu 3: Ở áp suất tiêu chuẩn, chất rắn kết tinh nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy là 283 K.
- A. Thiếc.
-
B. Nước đá.
- C. Chì.
- D. Nhôm.
Câu 4: Chọn phát biểu sai:
- A. Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng.
- B. Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra cả ở bề mặt thoáng và trong lòng khối chất lỏng.
- C. Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
-
D. Sự sôi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
Câu 5: Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh không có đặc điểm?
- A. Chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- B. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định.
-
C. Thể tích của tất cả các chất rắn đều tăng khi nóng chảy.
- D. Với mỗi cấu trúc tinh thẻ, nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào áp suất bên ngoài
Câu 6: Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái không gian chứa hơi
- A. Không có chất lỏng
- B. Có chất lỏng và quá trình bay hơi đang mạnh hơn quá trình ngưng tụ.
- C. Có chất lỏng và quá trình ngưng tụ đang mạnh hơn quá trình bay hơi.
-
D. Có chất lỏng và quá trình bay hơi đang cân bằng với quá trình ngưng tụ.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng?
-
A. Nhiệt nóng chảy là nhiệt độ ở đó chất rắn bắt đầu nóng chảy.
- B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh không thay đổi.
- C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng.
- D. Nhiệt nóng chảy của một vật rắn tỉ lệ với khối lượng của vật.
Câu 8: Chọn câu sai
-
A. Áp suất hơi bão hòa tuân theo định luật Bôilơ - Mariôt.
- B. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
- C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ.
- D. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
Câu 9: Khi một chất lỏng bị “bay hơi” thì điểu nào sau đây không đúng?
- A. Số phân tử hơi bị hút vào trong chất lỏng ít hơn số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng.
- B. Nhiệt độ của khối chất lỏng giảm.
- C. Sự bay hơi chỉ xảy ra ở bề mặt của chất lỏng.
-
D. Chỉ có các phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng thành phân tử hơi.
Câu 10: Chọn phát biểu sai
- A. Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ mà tại đó chất khí hóa lỏng.
-
B. Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ lớn nhất tại đó chất khí hóa lỏng.
- C. Nhiệt độ tới hạn phụ thuộc bản chất của chất khí.
- D. Không thể hóa lỏng chất khí ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ giới hạn.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng
-
A. Không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
- B. Càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao.
- C. Càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn.
- D. Phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng.
Câu 12: Các chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) khi nóng chảy có nhiệt độ
-
A. Không thay đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.
- B. Tăng dần ở mỗi áp suất cho trước.
- C. Giảm dần ở mỗi áp suất cho trước.
- D. Thay đổi tùy theo kích thước khối chất rắn
Câu 13: Một chất hơi đạt trạng thái “hơi bão hòa” thì?
- A. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi là như nhau với mọi chất.
- B. Khi thể tích giảm, áp suất hơi tăng.
- C. Áp suất hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ hơi.
-
D. Tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi.
Câu 14: Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn?
- A. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.
-
B. Nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
- C. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.
- D. Nhiệt độ của chất lỏng tăng.
Câu 15: Lượng nước sôi có trong một chiếc ấm có khối lượng m = 300 g. Đun nước tới nhiệt độ sôi, dưới áp suất khí quyển bằng 1atm. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để có m’ = 100 g nước hóa thành hơi là?
- A. 690 kJ.
-
B. 230 kJ.
- C. 460 kJ.
- D. 320 kJ.