Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Đại lượng không phải thông số trạng thái của một lượng khí là?

  • A. Thể tích.
  • B. Khối lượng.
  • C. Nhiệt độ.
  • D. Áp suất.

Câu 2: Động lượng được tính bằng

  • A. N.$s^{2}$
  • B. N.m/s.
  • C. N.s.
  • D. kg.N

Câu 3: Ở áp suất tiêu chuẩn, chất rắn kết tinh nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy là 283 K.

  • A. Thiếc.
  • B. Nước đá.
  • C. Chì.
  • D. Nhôm.

Câu 3: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi?

  • A. Lực vuông góc với gia tốc của vật.
  • B. Lực ngược chiều với gia tốc của vật.

  • C. Lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
  • D. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Câu 4: Tìm phát biểu sai.

  • A. Thế năng của một vật tại một vị trí phụ thuộc vào vận tốc của vật tại vị trí đó.
  • B. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi là hai dạng trong số các dạng thế năng.
  • C. Thế năng có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
  • D. Thế năng hấp dẫn của một vật chính là thế năng của hệ kín gồm vật và Trái Đất.

Câu 5: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi

  • A. Động năng của vật không đổi.
  • B. Thế năng của vật không đổi.
  • C. Tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
  • D. Tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.

Câu 6: Tìm câu sai.

  • A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua
  • B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua
  • C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
  • D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình.

Câu 7: Một con lắc đơn gồm một quả cầu nặng 120 g treo vào đầu dây dài l = 80 cm. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua ma sát. Góc lệch cực đại của con lắc là αm=60o. Cơ năng của con lắc bằng

  • A. 960 mJ.
  • B. 480 mJ.
  • C. 480 J.
  • D. 960 J. 

Câu 8: Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54 km/h. Động năng của ô tô tải bằng?

  • A. 459 kJ.
  • B. 69 kJ.
  • C. 900 kJ.
  • D. 120 kJ.

Câu 9: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)?

  • A. 60 J.
  • B. 1,5 J.
  • C. 210 J.
  • D. 2,1 J.

Câu 10: Viên đạn khối lượng 10 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,001 s. Sau khi xuyên qua tường vận tốc của đạn còn 300 m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng?

  • A. 3000 N.
  • B. 900 N.
  • C. 9000 N.
  • D. 30000 N.

Câu 11: Công suất là đại lượng đo bằng

  • A. Lực tác dụng trong một đơn vị thời gian.
  • B. Công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
  • C. Công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
  • D. Lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động

Câu 12: Khi đung nóng một bình kín chứa khí để nhiệt độ tăng 1oC thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khí là?

  • A. 73oC.
  • B. 37oC.
  • C. 87oC.
  • D. 78oC.

Câu 13: Ở nhiệt độ 273oC thể tích của một khối khí là 10 lít. Khi áp suất không đổi, thể tích khí đó ở 546oC là

  • A. 20 lít.
  • B. 15 lít.
  • C. 12 lít.
  • D. 13,5 lít.

Câu 14: Một ấm nhôm có dung tích 2 l ở 20oC. Chiếc ấm đó có dung tích bao nhiêu ở nhiệt độ 80oC? Biết hệ số nở dài của nhôm là α=24,5.10-6.K-1

  • A. 2,003 lít.
  • B. 2,009 lít.
  • C. 2,012 lít.
  • D. 2,024 lít.

Câu 15: Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề măt của chất lỏng không có đặc điểm?

  • A. Có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
  • B. Vuông góc với đoạn đường đó.
  • C.Có độ lớn tỉ lệ với độ dài đoạn đường.
  • D. Có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.

Câu 16: Tìm phát biểu sai.

  • A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
  • B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
  • C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
  • D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

Câu 17: Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là?

  • A. 3,24.1024 phân tử.
  • B. 6,68.1022 phân tử.
  • C. 1,8.1020 phân tử.
  • D. 4.1021 phân tử.

Câu 18: Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong một đơn vị thể tích

  • A. Tăng tỉ lệ thuận với áp suất.
  • B. Không đổi.
  • C. Tăng tỉ lệ với bình phương áp suất.
  • D. Giảm tỉ lệ nghịch với áp suất.

Câu 19: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40 m. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, thì thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là?

  • A. 588 kJ.
  • B. 392 kJ.
  • C. 980 kJ.
  • D. 588 kJ.

Câu 20: Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là?

  • A. Săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ.
  • B. Quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh.
  • C. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
  • D. Mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.

Câu 21: Một quả bóng khối lượng 200 g rơi từ độ cao 15 m xuống sân và nảy lên được 10 m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng bằng (lấy g = 10 m/s2)

  • A. 10 J.
  • B. 20 J.
  • C. 15 J.
  • D. 25 J.

Câu 22: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là?

  • A. Chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên.
  • B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.
  • C. Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.
  • D. Cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.

Câu 23: Cấu trúc tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương là?

  • A. Tinh thể thạch anh.
  • B. Tinh thể muối ăn.
  • C. Tinh thể kim cương.
  • D. Tinh thể than chì.

Câu 24: Khi lắp vành sắt vào bánh xe bằng gỗ ban đầu người ta đốt nóng vành sắt rồi mới lắp vào bánh xe là để

  • A. Giúp cho vành sắt làm quen với điều kiện làm việc khắc nghiệt.
  • B. Vành sắt nóng sẽ giết chết các con côn trùng sống ở bánh xe để làm tăng tuổi thọ cho bánh xe.
  • C. Vành sắt nóng có tác dụng làm khô bánh xe giúp tăng ma sát để đảm bảo cho vành sắt không bị tuột khỏi bánh xe.
  • D. Vành sắt nóng nở ra nên dễ lắp vào bánh xe, đồng thời khi nguội đi sẽ ôm chặt vào bánh xe.  

Câu 25: Chất nào sau đây có tính dị hướng?

  • A. Thạch anh.
  • B. Đồng.
  • C. Kẽm.
  • D. Thủy tinh.

Câu 26: Ở một động cơ nhiệt, nhiệt độ ở nguồn nóng là 520oC, của nguồn lạnh là 20oC. Nhiệt lượng mà nó nhận từ nguồn nóng là 10J. Nếu hiệu suất của động cơ đạt cực đại thì công cực đại mà động cơ thực hiện là

  • A. 8,5.10J.
  • B. 9,2.10J.
  • C. 6,3.10J.
  • D. 9,6.10J.

Câu 27: Một vật khối lượng m = 500 g chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ Ox với vận tốc 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là

  • A. - 6 kg.m/s.
  • B. - 3 kg.m/s.
  • C. 6 kg.m/s.
  • D. 3 kg.m/s.

Câu 28: Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở 2.105 pa Pít-tông nén khí trong xilanh xuống còn 75 cm3. Nếu coi nhiệt độ không đổi thì áp suất trong xilanh bằng?

  • A. 2.105 P
  • B. 4.105 P
  • C. 3.105 P
  • D. 5.105 P

Câu 29: Một màng xà phòng được căng trên một khung dây đồng hình vuông có chu vi là 320 mm. Cho hệ số căng bề mặt cảu nước xà phòng là 40.10-3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên mỗi cạnh khung dây có độ lớn là?

  • A. 4,5 mN.
  • B. 3,5 mN.
  • C. 3,2 mN.
  • D. 6,4 mN.

Câu 30: Ở 20oC, áp suất của hơi nước bão hòa là 17,5 mmHg. Không khí ẩm có độ ẩm tỉ đối là 80%, áp suất riêng phần của hơi nước có trong không khí ẩm này là?

  • A. 15 mmHg.
  • B. 14 mmHg.
  • C. 16 mmHg.
  • D. 17 mmHg.

Câu 31: Chọn phát biểu sai

  • A. Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ mà tại đó chất khí hóa lỏng.
  • B. Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ lớn nhất tại đó chất khí hóa lỏng.
  • C. Nhiệt độ tới hạn phụ thuộc bản chất của chất khí.
  • D. Không thể hóa lỏng chất khí ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ giới hạn.

Câu 32: Ở nhiệt độ 20oC, khối lương riêng của hơi nước bão hòa là 17,3 g/m3. Biết độ ẩm tương đối cảu không khí là 90%. Độ ẩm tuyệt đối của không khí khi đó là?

  • A. 86,50 g/m3.
  • B. 52,02 g/m3.
  • C. 15,57 g/m3.
  • D. 17,55 g/m3.

Câu 33: Một máy bay có khối lượng 200 tấn bay với vận tốc  720 km/h. Động lượng của máy bay là

  • A. 2.103 kg.m/s.
  • B. 4.107 kg.m/s.
  • C. 2.107 kg.m/s.
  • D. 1,44.103 kg.m/s.

Câu 34: Có hai vật m1 và m2 cùng khối lượng 2m, chuyển động thẳng đều cùng chiều, vận tốc m1 so với m2 có độ lớn bằng v, vận tốc cảu m2 so với người quan sát đứng yên trên mặt đất cũng có độ lớn bằng v. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A. Động năng của m1 trong hệ quy chiều gắn với m2 là mv2.
  • B. Động năng của m2 trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là mv2.
  • C. Động năng của m1 trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là 2mv2.
  • D. Động năng của m1 trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là 4mv2.

Câu 35: Một vật yên nằm yên có thể có?

  • A. Động năng.
  • B. Thế năng.
  • C. Động lượng.
  • D. Vận tốc.

Câu 36: Khi khoảng cách giữa các phần tử rất nhỏ thì giữa các phần tử

  • A. Chỉ có lực hút.
  • B. Chỉ có lực đẩy.
  • C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
  • D. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy.

Câu 37: Một bình thép chứa khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất 40 atm. Nếu tăng áp suất thêm 10 atm thì nhiệt độ của khí trong bình là?

  • A. 102oC.
  • B. 375oC.
  • C. 34oC.
  • D. 402oC.

Câu 38: Một viên đạn khối lượng m = 100 g đang bay ngang với vận tốc 25 m/s thì xuyên vào một tấm ván mỏng dày 5 cm theo phương vuông góc với tấm vá. Ngay sau khi ra khỏi tấm ván vận tốc của viên đạn bằng 15 m/s. Độ lớn của lực cản trung bình tấm ván tác dụng lên viên đạn bằng?

  • A. 900 N.
  • B. 200 N.
  • C. 650 N.
  • D. 400 N.

Câu 39: Một vật có khối lượng 2 kg có vận tốc ban đầu bằng 4 m/s trượt trên mặt phẳng nằm ngang, sau khi trượt được 0,8 m thì dừng lại. Công của lực cản đã thực hiện bằng

  • A. - 4 J
  • B.  -16 J
  • C. - 8 J
  • D. - 12 J

Câu 40: Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J. Nội năng của khí biến thiên một lượng là:

  • A. - 80 J.
  • B. - 20 J.
  • C. 80 J.
  • D. 20 J.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ

CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập