Trắc nghiệm văn 6 chân trời sáng tạo kì II (P4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 kì 2. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đoạn trích Lẵng quả thông trong sách giáo khoa có những nhân vật nào?

  • A. Dagny, bà Magda, ông Niels, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình và các khán giả
  • B. Nhạc sĩ Edvard Grieg, Dagny, bà Magda, ông Niels
  • C. Nhạc sĩ Edvard Grieg, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình, Dagny
  • D. Nhạc sĩ Edvard Grieg, Dagny, bà Magda, ông Niels, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình và các khán giả

Câu 2: Ở phần cuối của văn bản Lẵng quả thông, Dagny đã nói điều gì?

  • A. “Cảm ơn bác Evard vì lòng hào hiệp của bác.”
  • B. “Cảm ơn bác vì đã không quên cháu.”
  • C. “Cảm ơn bác vì bác đã cho cháu thấy cái tuyệt mĩ, mà con người thì phải sống bằng cái tuyệt mĩ ấy.”
  • D. “Đời ơi, hãy nghe đây! Ta yêu Người.”

Câu 3: Paustovsky là nhà văn nước nào?

  • A. Hungari
  • B. Áo
  • C. Pháp
  • D. Nga

Câu 4: Dagny có phản ứng như thế nào khi biết mình được chúc mừng sinh nhật bằng một bản giao hưởng?

  • A. Vui vẻ, cười đùa, múa cùng bài giao hưởng
  • B. Ngạc nhiên, thẫn thờ, sau đó vui vẻ
  • C. Bất ngờ, vui vẻ, hạnh phúc
  • D. Cảm thấy tức ngực, nước mắt trào lên

Câu 5: Ai là tác giả của văn bản Lẵng quả thông?

  • A. Paustovsky
  • B. Lev Tolstoy
  • C. Pushkin
  • D. Chekhov

Câu 6: Sau khi bản nhạc kết thúc, Dagny đã làm gì?

  • A. Dagny lên sân khấu phát biểu về sự biết ơn của mình với bác Edvard
  • B. Dagny tiếp tục khóc
  • C. Dagny đứng lên và đi nhanh về phía cổng công viên
  • D. Dagny vẫn còn chìm trong dòng suy nghĩ miên man về miền quê của cô

Câu 7: Dagny đã mặc chiếc áo màu gì để tham gia buổi hòa nhạc?

  • A. Chiếc áo dài màu trắng độc nhất của mình
  • B. Chiếc áo dài nhung đen
  • C. Chiếc áo dài màu đỏ
  • D. Chiếc áo dài màu xanh dương

Câu 8: Truyện ngắn Lẵng quả thông được sáng tác năm nào?

  • A. 1945
  • B. 1954
  • C. 1975
  • D. 2017

Câu 9: Bản nhạc mà bác nhạc sĩ Edvard Grieg viết tặng Dagny gợi lên những âm thanh nào?

  • A. Âm thanh của những chiếc tù và, tiếng động của biển quê
  • B. Âm thanh của những con tàu thủy tinh, tiếng gió reo trong những dây buồm
  • C. Tiếng những quả chuông nhỏ trong rừng đổ hồi, tiếng đàn chim, tiếng trẻ con
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Vì sao Dagny lại khóc khi biết khúc nhạc nổi tiếng là món quà nhạc sĩ Edvard Grieg tặng cô nhân dịp mười tám tuổi?

  • A. Vì Dagny cảm thấy bất ngờ
  • B. Vì Dagny xúc động trước bản nhạc đẹp đẽ
  • C. Vì Dagny biết ơn bác nhạc sĩ
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Đâu không phải là sự việc xảy ra với Dagny trong đoạn trích?

  • A. Bác nhạc sĩ Edvard giúp Dagny mang lẵng thông
  • B. Dagny đến nghe hòa nhạc cùng cô Magda và chú Niels
  • C. Dagny mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen
  • D. Dagny đứng dậy, chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển

Câu 12: Món quà của bác nhạc sĩ Edvard Grieg có ý nghĩa như thế nào đối với Dagny?

  • A. Đánh thức những hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên quê hương và thời thơ ấu trong tâm hồn Dagny.
  • B. Giúp Dagny nhận ra tình cảm, lòng nhân hậu mà bác nhạc sĩ dành cho cô.
  • C. Giúp Dagny cảm nhận rõ rệt tình yêu cuộc đời, lòng biết ơn, giúp cô sống một cuộc đời có ý nghĩa.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Đoạn trích Lẵng quả thông có thể chia thành mấy phần?

  • A. Hai phần
  • B. Ba phần
  • C. Bốn phần
  • D. Năm phần

Câu 14: Phản ứng của Dagni khi nhận được món quà là bản nhạc cho thấy Dagni là người như thế nào?

  • A. Dagni là một cô gái vô tư, trong sáng, hồn nhiên
  • B. Dagni là một cô gái đa cảm, giàu lòng trắc ẩn
  • C. Dagni là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động
  • D. Dagni là một cô gái thông minh, hiểu biết

Câu 15: Đâu là nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích Lẵng quả thông?

  • A. Lối văn giản dị, giàu chất thơ, miêu tả được những mặt khuất lấp trong tâm lí nhân vật.
  • B. Lối văn nhẹ nhàng, sâu sắc, miêu tả được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
  • C. Lối văn nhẹ nhàng, sâu sắc, giàu chất thơ, thể hiện được sự quan sát và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 16: Ai là tác giả của văn bản “Về hai cách hiểu bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà”?

  • A. Đinh Gia Khánh
  • B. Bùi Mạnh Nhị
  • C. Hoàng Tiến Tựu
  • D. Nguyễn Hùng Vĩ

Câu 17: Có mấy cách hiểu bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà?

  • A. Hai cách hiểu
  • B. Ba cách hiểu
  • C. Bốn cách hiểu
  • D. Năm cách hiểu

Câu 18: Đâu là cách hiểu thứ nhất về bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà?

  • A. Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu
  • B. Bài ca dao thể hiện tình yêu quê hương, đất nước
  • C. Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ ẩm thực Việt Nam của người đi xa
  • D. Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ cảnh lao động ở làng quê Việt Nam

Câu 19: Đâu là cách hiểu thứ hai về bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà?

  • A. Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu
  • B. Bài ca dao thể hiện tình yêu quê hương, đất nước
  • C. Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ ẩm thực Việt Nam của người đi xa
  • D. Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ cảnh lao động ở làng quê Việt Nam

Câu 20: Dòng nào sau đây nói đúng thông tin cơ bản về tác giả của văn bản “Về bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà”?

  • A. (1933 – 1998), quê ở Thanh Hóa, từng công tác tại Khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Vinh
  • B. (1924 – 2003), quê ở Ninh Bình, là người sáng lập Viện Văn hóa dân gian
  • C. Sinh năm 1955, quê ở Nam Định, là giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  • D. Sinh năm 1956,  quê ở Nghệ An, là giảng viên Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Câu 21: Theo tác giả văn bản “Về bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà”, cách hiểu nào hay hơn cách hiểu nào?

  • A. Cách hiểu thứ nhất hay hơn các cách hiểu còn lại
  • B. Cách hiểu thứ nhất hay hơn cách hiểu thứ hai
  • C. Cách hiểu thứ hai hay hơn cách hiểu thứ nhất
  • D. Cách hiểu thứ hai hay hơn các cách hiểu còn lại

Câu 22: Quê hương của chàng trai trong bài ca dao Ra đi nhớ quê nhà là gì?

  • A. Quê hương có “canh rau muống”, “cà dầm tương”, những con người “dãi nắng dầu sương”, “tát nước bên đường”,…
  • B. Quê hương có “con sông xanh biếc”, “nước gương trong soi tóc những hàng tre”
  • C. Quê hương “có hoa”, “có bướm”, “có những ngày trốn học bị đòn roi”,…
  • D. Quê hương có biển lúa, “cánh cò bay lả rập rờn”,…

Câu 23: Cách xưng hô trong bài ca dao có gì đặc biệt?

  • A. Cách xưng hô theo lời nói thông thường
  • B. Cách xưng hô từ mơ hồ đến xác định
  • C. Cách xưng hô phiếm chỉ
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 24: Ở đoạn hai của văn bản “Về bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà”, việc tác giả nêu những ấn tượng về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam có ý nghĩa gì?

  • A. Để làm nổi bật sự giản dị của quê hương trong bài ca dao
  • B. Để cho bài viết được dài hơn
  • C. Để làm so sánh hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam với hình ảnh quê hương trong bài ca dao, làm nổi bật sự giản dị của quê hương trong bài ca dao
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 25: Dựa vào đâu để hiểu bài ca dao là lời bày tỏ tình yêu?

  • A. Dựa vào cách xưng hô “anh – ai”
  • B. Dựa vào một từ “nhớ”
  • C. Dựa vào hình ảnh người “dãi nắng dầu sương”, “tát nước bên đường”
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 26: Bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà thuộc thể thơ nào?

  • A. Song thất lục bát
  • B. Lục bát
  • C. Lục bát biến thể
  • D. Thơ bảy chữ

Câu 27: Theo cách hiểu thứ nhất, bài ca dao có chủ đề gì?

  • A. Tình cảm quê hương, đất nước
  • B. Tình yêu đôi lứa
  • C. Phê phán thói hư, tật xấu
  • D. Than thân, trách phận

Câu 28: Theo cách hiểu thứ hai, bài ca dao có chủ đề gì?

  • A. Tình cảm quê hương, đất nước
  • B. Tình yêu đôi lứa
  • C. Phê phán thói hư, tật xấu
  • D. Than thân, trách phận

Câu 29: Câu ca dao nào dưới đây có chủ đề về tình yêu đôi lứa?

  • A. Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về
  • B. Một chờ, hai đợi, ba trông/ Bốn thương, năm nhớ, bảy tám chín mong, mười tìm
  • C. Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
  • D. Ai ơi về miệt Tháp Mười/ Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

Câu 30: Câu ca dao nào dưới đây chỉ có chủ đề về tình cảm quê hương đất nước?

  • A. Cây trên rừng hóa kiểng

Cá dưới biển hóa long

Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong

Anh đi lục tỉnh giáp vòng

Đến đây trời khiến đem lòng thương em

  • B. Hỡi cô đội nón ba tầm

Có về Yên Phụ, phiên rằm lại sang

Phiên rằm chợ chính Yên Quang

Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua

  • C. Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

  • D. Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ