[CTST] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 10: Thực hành tiếng Việt

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 10: Thực hành tiếng Việt - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đâu là phát biểu đúng về dấu chấm phẩy?

  • A. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu nghi vấn.
  • B. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu cảm thán hay cầu khiến.
  • C. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
  • D. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép, đứng sau các bộ phận liệt kê.

Câu 2: Dấu chấm phẩy có tác dụng gì trong câu?

  • A. Ngăn cách các vế trong câu ghép mà vẫn cho thấy các vế đó có quan hệ về nội dung với nhau.
  • B. Đánh dấu kết thúc một câu kể (câu trần thuật).
  • C. Ngăn cách các từ ngữ đồng chức, hay ngăn cách các thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần chú thích, thành phần tình thái, thành phần biệt lập...) với thành phần chính.

Câu 3: Một câu có thể vừa có dấu phẩy, vừa có dấu chấm phẩy hay không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 4: Đâu không phải là công dụng của dấu chấm phẩy?

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Ngăn cách thành phần liệt kê trong một câu phức tạp.
  • C. Ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ nói.
  • D. Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

Câu 5: Dấu chấm phẩy dùng để…

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
  • C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6: Để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp, ta dùng...

  • A. Dấu phẩy
  • B. Dấu cách
  • C. Dấu gạch chéo
  • D. Dấu chấm phẩy

Câu 7; Một câu có thể có nhiều dấu chấm phẩy hay không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 8: Dòng nào dưới đây nói về tác dụng của dấu chấm phẩy?

  • A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở.
  • B. Tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết.
  • C. Đánh dấu kết thúc một câu.
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

Câu 9: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau.”

(Tô Hoài)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn.
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Câu 10: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

(Hoài Thanh)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn.
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 11: Ở vị trí dấu chấm phẩy sau đây có thể dùng dấu chấm hay dấu phẩy được không?

“Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

(Hoài Thanh)

  • A. Không dùng được dấu chấm hoặc dấu phẩy.
  • B. Có thể dùng dấu chấm.
  • C. Có thể dùng dấu phẩy.
  • D. Có thể dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm đều được.

Câu 12: Vì sao tác giả dùng dấu chấm phẩy?

“Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

(Hoài Thanh)

  • A. Việc dùng dấu chấm phẩy có tác dụng nối giữa hai vế câu ghép (đều nói về tác dụng của văn chương).
  • B. Việc dùng dấu chấm phẩy có tác dụng tách câu văn làm hai ý để biểu đạt hai nghĩa.
  • C. Việc dùng dấu chấm phẩy có tác dụng tách hai vế câu ghép riêng ra nhưng vẫn thể hiện được quan hệ gần gũi giữa nội dung hai vế (đều nói về tác dụng của văn chương).

Câu 13: Các câu văn sau là câu ghép có nhiều vế, mỗi vế tương đương một câu đơn, dấu chấm phẩy có tác dụng gì?

a) “Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp bay trên những con tầu lớn.”

(Thép Mới)

b) “Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.”

(Hoài Thanh)

  • A. Dấu chấm phẩy có tác dụng ngăn cách các vế câu cho câu văn gãy gọn, mạch lạc, không thể hiện được mối quan hệ về nội dung giữa các vế câu.
  • B. Dấu chấm phẩy có tác dụng ngăn cách các vế câu văn gãy gọn, mạch lạc, nhưng vẫn thể hiện được mối quan hệ về hình thức giữa các vế câu.
  • C. Dấu chấm phẩy có tác dụng ngăn cách các vế cho câu văn gãy gọn, mạch lạc, nhưng vẫn thể hiện được mối quan hệ về nội dung giữa các vế câu.

Câu 14: Dùng dấu chấm phẩy để thay cho dấu phẩy trong câu văn sau, cho biết vì sao có thể và cần thay như vậy?

“Cốm không phải thức quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ.”

(Theo Thạch Lam)

  • A. Vì giữa hai vế có quan hệ tương đồng, chặt chẽ về nội dung.
  • B. Cả C và D đáp án còn lại đều đúng.
  • C. Tách ra bằng dấu chấm phẩy thì câu văn gãy gọn.
  • D. Tạo cho người đọc sự chú ý từng nội dung hơn.

Câu 15: Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy trong đoạn văn dưới đây được không? Vì sao?

“Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.”

(Theo Trường Chinh)

  • A. Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy, vì chúng đều dùng để ngăn cách các thành phần liệt kê.
  • B. Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy vì chúng đều ngăn cách các thành phần liệt kê, làm cho câu văn mạch lạc hơn.
  • C. Không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy vì có quá nhiều thành phần liệt kê.
  • D. Không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy vì sẽ làm các tầng nghĩa trong câu bị lẫn lộn.

Câu 16: Đâu là công dụng của dấu chấm phẩy trong câu dưới đây:

“Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.”

(Đào Vũ)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
  • C. Tách hai vế của một câu ghép.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 17: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

  • A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
  • B. Ngăn cách các vế câu ghép trong câu.
  • C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu.
  • D. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ