[Chân trời sáng tạo] Trắc nghiệm văn 6 tập 2 bài 7: Gia đình yêu thương

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 7: Gia đình yêu thương sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài thơ Những cánh buồm được viết theo thể thơ nào?

  • A. Tự do
  • B. Lục bát
  • C. 5 chữ
  • D. 4 chữ

Câu 2: Mong ước của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

  • A. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về thời chiến tranh
  • B. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về những chuyến lênh đênh trên biển
  • C. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về quá khứ khó khăn
  • D. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về ước mơ của mình thuở bé

Câu 3: Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?

  • A. Thể thơ lục bát
  • B. Thể thơ tự do
  • C. Thể thơ năm chữ
  • D. Thể thơ bốn chữ

Câu 4: Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu Ánh nắng chảy đầy vai?

  • A. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • B. So sánh
  • C. Hoán dụ
  • D. Liệt kê

Câu 5: Qua cuộc trò chuyện của hai cha con, ta thấy được điều gì?

  • A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con.
  • B. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con.
  • C. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con.
  • D. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha.

Câu 6: Khung cảnh thiên nhiên và con người được khắc họa qua những hình ảnh nào? Em hãy sắp xếp các câu theo thứ tự thích hợp nhất để thể hiện nội dung đó?

(1) Khung cảnh thiên nhiên và con người trên bãi biển trong buổi bình minh được khắc họa thật đẹp, thật ấn tượng.

(2) Không gian khoáng đãng, rực rỡ, long lanh, màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người.

(3) Người cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong ước mơ vô tận với biển khơi, kéo dài ra với cái bóng lênh khênh đổ nghiêng trên bãi cát.

(4) Hai cha con sánh bước bên nhau trên bãi cát.

(5) Người con bé bỏng nhưng tràn đầy một năng lượng của tương lai mới ở phía trước.

(6) Hình ảnh đối sánh đẹp đẽ, đáng yêu, vừa khắc họa được sự khác biệt của hai thế hệ cha – con, vừa khẳng định được cả hai đang cùng hướng về một ước muốn chung, cùng tồn tại song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai.

(7) Bóng dáng hai cha con nổi bật trên nền thiên nhiên biển cả, kì diệu thay sự nhỏ bé của con người lại lấn lướt cả khung cảnh thiên nhiên bao la sóng nước.

  • A. (2) – (1) – (4) – (3) – (5) – (6) – (7)
  • B. (1) – (4) – (2) – (7) – (6) – (5) – (3)
  • C. (1) – (2) – (4) – (7) – (6) – (5) – (3)
  • D. (1) – (2) – (4) – (7) – (3) – (5) – (6)

Câu 7: Những câu thơ nào cho thấy suy nghĩ, mong ước của con?

  • A. “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, /Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
  • B. “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,/ Để con đi...”
  • C. “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, /Sẽ có cây, có cửa, có nhà”

Câu 11. Thể thơ có ý nghĩa như thế nào đối với việc biểu đạt cảm xúc của nhà thơ?

  • A. Thể hiện được ước mơ, khát vọng của người con
  • B. Thể hiện được mong ước của người cha
  • C. Thể hiện được cả những cảm xúc sâu lắng bên trong và cả những âm vang cuộc sống bên ngoài
  • D. Thể hiện được hoàn cảnh đứng trước biển của cha và con

Câu 12. Tại sao “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”?

  • A. Bởi thời thơ bé chưa bao giờ cha có ước mơ như thế.
  • B. Bởi thời thơ bé cha đã từng ước mơ như thế.
  • C. Bởi thời thơ bé, cha cũng từng có ước mơ hồn nhiên, đẹp đẽ như con bây giờ. Khi con thể hiện ước mơ đi tới những chân trời xa, trong cha chợt thức dậy ước mơ thuở bé của mình.
  • D. Bởi thời thơ bé của cha khó khăn vất vả.

Câu 13: Tác giả của bài thơ Mây và sóng là...

  • A. R. Ta-go
  • B. An-đéc-xen
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Pu-skin.

Câu 14: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?

  • A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
  • B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
  • C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
  • D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ

Câu 15: Đâu là nhận định đúng nhất về lí do em bé trong bài thơ Mây và sóng từ chối đi chơi.

  • A. Trò chơi trên mây và dưới nưới không hấp dẫn.
  • B. Em bé không thể lên được mây và xuống được nước.
  • C. Em bé yêu mẹ, không muốn để mẹ ở nhà một mình.
  • D. Em bé không thích đi chơi, chỉ thích ở nhà với mẹ.

Câu 16: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?

  • A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
  • B. Ham chơi, tinh nghịch
  • C. Hóm hỉnh, sáng tạo
  • D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết

Câu 17: Bài thơ thể hiện bằng ngôn ngữ nào?

  • A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
  • B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng
  • C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng
  • D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng

Câu 18: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ trên là gì?

  • A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống
  • B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực
  • C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn
  • D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo

Câu 19: Nội dung chính của bài thơ là gì?

  • A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
  • B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
  • C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
  • D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Câu 20: Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?

  • A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết
  • B. Niềm vui, hành phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên
  • C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
  • D. Gồm 2 ý B và C

Câu 21: Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?

  • A. Từ ghép và từ láy.
  • B. Từ phức và từ ghép.
  • C. Từ phức và từ đơn.
  • D. Từ phức và từ láy.

Câu 22: Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

  • A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
  • B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
  • C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
  • D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 23: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

  • A. Cây dừa, sãi tay bơi
  • B. Cỏ gà rung tai
  • C. Kiến hành quân đầy đường
  • D. Bố em đi cày về

Câu 24: Trong các câu sau đây, câu nào chứa từ “nặng” không đồng nghĩa với các từ “nặng” trong các câu khác? Khoanh vào chữ cái trước đáp án em chọn.

  • A. Con gà này nặng 3 cân.
  • B. Câu hò xa vọng, nặng tình nước non.
  • C. Tiếng này dấu ngã chứ không phải dấu nặng.
  • D. Giọng nói nghe rất nặng.

Câu 25: Từ và trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt” (Dế mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) với từ “và” trong các câu:

a) “Em bé đã biết và cơm bằng đũa”

b) “Nhà thơ Nguyễn Khuyến quê ở làng Và”

là từ...

  • A. Từ nhiều nghĩa
  • B. Từ đồng nghĩa
  • C. Từ trái nghĩa
  • D. Từ đồng âm

Câu 26: Các từ đá, bò trong các câu:

a) Con ngựa đá con ngựa đá. Con ngựa đá không đá con ngựa.

b) Con kiến bò đĩa thịt bò.

Là các từ:

  • A. Từ đồng âm
  • B. Từ nhiều nghĩa
  • C. Từ trái nghĩa
  • D. Từ đồng nghĩa

Câu 27: Những tiếng đầu nào trong các câu sau là từ đa nghĩa?

(1) Hai người sống với nhau đến đầu bạc răng long.

(2) Anh ở đầu sông, em cuối sông

Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông.

(Lời bài hát)

(3) Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

(Truyện Kiều)

(4) Ông cha ta có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

đ) Mới sang năm 2021, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

(5) Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

(Tục ngữ)

(6) Bọn giặc đã phải đầu hàng.

(7) Ông ta bị kẻ ác đầu độc đến chết.

  • A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)
  • B. (2) – (3) – (4) – (5) – (6)
  • C. (3) – (4) – (5) – (6) – (7)
  • D. (1) – (2) – (3) – (6) – (7)

Câu 28: Những tiếng đầu trong các câu:

a) Hai người sống với nhau đến đầu bạc răng long.

b) Anh ở đầu sông, em cuối sông

Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông.

(Lời bài hát)

c) Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

(Truyện Kiều)

d) Ông cha ta có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

e) Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

(Tục ngữ)

là từ đa nghĩa vì:

  • A. Nghĩa của chúng đều được phát triển từ một gốc chung.
  • B. Chúng khác nhau về nghĩa.
  • C. Chúng giống nhau về nghĩa.

Câu 29: Cho các câu dưới đây, em hãy chỉ ra đâu là câu có chứa cá từ “canh” có nét nghĩa thời gian.

1. Người về chiếc bóng năm canh.

2. Công an đang triệt phá các canh bạc.

3. Bát canh này thật ngon.

4. Họ canh đê phòng lụt.

5. Nhân viên viện y học cổ truyền đang canh thuốc.

  • A. (1), (2)
  • B. (1), (2), (3)
  • C. (1), (2), (3), (4)
  • D. (2), (3), (4), (5)

Câu 30: Từ “lủi thủi” được hiểu là:

  • A. Chỉ có một mình.
  • B. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương.
  • C. Mồ côi không ai nương tựa.
  • D. Chịu đựng vất vả một mình

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ