Câu 1:Trong truyện Thánh Gióng, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?
- A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu.
- B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời.
- C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã.
-
D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân.
Câu 2: Nhân vật Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng theo tương truyền xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ mấy?
-
A. Đời Hùng Vương thứ sáu
- B. Đời Hùng Vương thứ tám
- C. Đời Hùng Vương thứ mười sáu
- D. Đời Hùng Vương thứ mười tám
Câu 3:Trong truyện Thánh Gióng, cha mẹ Thánh Gióng là người thế nào?
- A. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai.
-
B. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức.
- C. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác.
- D. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con.
Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về sự mang thai của bà mẹ và quá trình lớn lên của Thánh Gióng?
- A. Bà mẹ ra đồng thấy vết chân to, liền đặt bàn chân của mình lên ướm thử để so sánh.
- B. Bà mẹ mang thai và phải mất mười hai tháng mới sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú.
-
C. Trên đường đi làm đồng, trời nắng to, bà mẹ khát nước nên uống nước trong một cái sọ dừa ven đường và mang thai.
- D. Cậu bé lên ba tuổi vẫn không biết nói biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy.
Câu 5: Thánh Gióng đòi nhà vua phải sắm cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?
- A. Một đội quân bằng sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
- B. Một đội quân bằng sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt.
-
C. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
- D. Một con ngựa sắt, một đội quân bằng sắt và một áo giáp sắt.
Câu 6:Khi Thánh Gióng gặp sứ giả, điều kì lạ nào đã xảy ra?
- A. Gióng không cần ăn uống, lớn nhanh như thổi, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú.
-
B. Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
- C. Gióng không nói năng gì, cứ lo âu suốt ngày.
- D. Gióng không ăn uống gì nhưng vẫn lớn nhanh như thổi.
Câu 7:Trong truyện Thánh Gióng, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
- A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc.
- B. Dùng tay không.
-
C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc.
- D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc.
Câu 8: Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?
- A. Đức Thánh Tản Viên
- B. Lưỡng quốc Trạng nguyên
- C. Bố Cái Đại Vương
-
D. Phù Đổng Thiên Vương
Câu 9: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- A. Cổ tích
- B. Thần thoại
-
C. Truyền thuyết
- D. Ngụ ngôn
Câu 10: Sự ra đời của Thánh Gióng có đặc điểm gì khác thường?
- A. Bà mẹ ướm chân vào vết chân to
- B. Ba năm không biết nói, biết cười
- C. Thụ thai 12 tháng
-
D. Tất cả ý trên
Câu 11: Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” là:
- A. Giặc Ân
- B. Giặc Tống
- C. Giặc Thanh
-
D. Giặc Minh
Câu 12: Trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” có đề cập đến cuộc khởi nghĩa nào trong lịch sử dân tộc?
- A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- B. Khởi nghĩa Lí Bí
-
C. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo
- D. Khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc lãnh đạo
Câu 13: Địa bàn đầu tiên nơi nghĩa quân dấy nghĩa được nhắc đến trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” là thuộc tỉnh nào?
-
A. Thanh Hóa
- B. Hà Tĩnh
- C. Nghệ An
- D. Hà Nội
Câu 14: Trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?
-
A. Thanh gươm thần
- B. Chiếc nỏ thần
- C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc
- D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Câu 15: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?
- A. Lê Lợi
- B. Lê Lai
- C. Nguyễn Trãi
-
D. Lê Thận
Câu 16: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?
- A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
-
B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.
- C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.
- D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.
Câu 17: Trên gươm báu của đức Long Quân trao cho nghĩa quân trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có khắc chữ gì và chữ đó có nghĩa là gì?
- A. Hai chữ “Hoàn Kiếm”, có ý nghĩa là trả kiếm.
- B. Hai chữ “Minh Công”, có nghĩa là gươm được trao cho người tài giỏi.
- C. Hai chữ “Thuận Thiên”, có nghĩa là thuận theo ý trời.
-
D. Hai Chữ “Tả Vọng”, có nghĩa là gươm được giao ở hồ Tả Vọng.
Câu 18: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân đã sai ai lên đòi lại báu vật?
-
A. Rùa Vàng
- B. Tự Đức Long Quân đi lấy
- C. Long Vương
- D. Cung nữ
Câu 19: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” thể hiện điều gì?
- A. Lê Lợi là người “nhà Trời” được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.
- B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa
- C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
-
D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.
Câu 20: “Sự tích Hồ Gươm” là một truyền thuyết vì…
- A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa.
-
B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.
- C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian.
Câu 21: Khái niệm nào dưới đây chính xác và đầy đủ nhất về từ?
- A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
- B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu
-
C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.
- D. Từ được tạo thành từ một tiếng.
Câu 22: Đơn vị cấu tạo từ là gì?
-
A. Tiếng
- B. Từ
- C. Chữ cái
- D. Nguyên âm
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng với nhau.
-
B. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
- C. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng với nhau nhờ phép láy âm.
- D. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách láy âm.
Câu 24: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
- A. Từ đơn và từ ghép
- B. Từ đơn và từ láy
- C. Từ đơn
-
D. Từ ghép và từ láy
Câu 25:Từ phức gồm mấy tiếng?
-
A. Hai hoặc nhiều hơn hai
- B. Ba
- C. Bốn
- D. Nhiều hơn hai
Câu 26: Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?
-
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 27: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
- A. Che chở
-
B. Le lói
- C. Gươm giáo
- D. Mỏi mệt
Câu 28: Đâu là từ láy thường được dùng để tả tiếng cười?
- A. hả hê
- B. héo mòn
-
C. khanh khách
- D. vui cười
Câu 29: Từ “khanh khách” là từ gì?
- A. Từ đơn
- B. Từ ghép đẳng lập
- C. Từ ghép chính phụ
-
D. Từ láy tượng thanh
Câu 30: Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật, bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào?
-
A. Từ ghép chính ph
- B. Từ láy hoàn toàn
- C. Từ ghép đẳng lập
- D. Từ láy bộ phận