Câu 1: Đâu là địa danh được nhắc đến trong bài ca dao số 3?
-
A. Bình Định
- B. Ninh Bình
- C. Hà Nội
- D. Quảng Bình
Câu 2: Đâu không phải sản vật của miệt Tháp Mười?
- A. Tôm
- B. Cá
- C. Lúa
-
D. Dừa
Câu 3: Vùng đất Bình Định được nhắc tới qua những địa danh nào?
-
A. Núi Vọng Phu, đầm Thị Nại, cù lao Xanh
- B. Núi Lam Sơn, Phúc Kiến, phố giăng mắc cửi
- C. Phúc Kiến, phố giăng mắc cửi, sông Bạch Đằng
- D. Núi Lam Sơn, sông Bạch Đằng, đầm Thị Nại.
Câu 4: Ca dao là gì?
-
A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
- B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
- C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
- D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.
Câu 5: Khi nhắc đến 36 phố phường ở Long Thành, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- A. So sánh
-
B. Liệt kê
- C. Ẩn dụ
- D. Hoán dụ
Câu 6: Sông Bạch Đằng được nhắc đến trong bài ca dao số 2 nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
-
A. Chiến thắng quân Nam Hán
- B. Chiến thắng quân Minh
- C. Chiến thắng quân Pháp
- D. Chiến thắng quân Mỹ
Câu 7: Hình thức bài ca dao số 2 có gì đặc biệt?
- A. Sử dụng các câu hỏi
-
B. Hình thức đối đáp
- C. Thể thơ không vần
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” giúp em hiểu gì về vùng Đồng Tháp Mười?
-
A. Nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào
- B. Người dân vùng Đồng Tháp Mười không cần chăm chỉ lao động
- C. Cá tôm, lúa ở Đồng Tháp Mười rất nhiều và rất ngon
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Từ nào trong các từ sau đây từ láy?
-
A. Ngẩn ngơ
- B. Bình Định
- C. Sông sâu
- D. Phường phố
Câu 10: Trong bài ca dao số 1, Long Thành là địa phận của tỉnh thành nào ngày nay ở nước ta?
- A. Đồng Nai
-
B. Hà Nội
- C. Bình Định
- D. Thanh Hóa
Câu 11: Đâu là nghĩa đúng của từ miệt?
-
A. Vùng, miền (không lớn lắm)
- B. Một vùng đất xa xôi
- C. Một vùng đất xa xôi, có văn hóa đặc thù
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 12: Tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu nào của thiên nhiên và con người Việt Nam?
- A. Hình ảnh cây tre xanh Việt Nam.
-
B. Dãy Trường Sơn hùng vĩ chìm khuất trong mây.
- C. Hình ảnh những người anh hùng đổ máu vì tự do.
-
D. Những con người lao động tảo tần, lam lũ
-
E. Cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay
Câu 13: Đâu không phải hình ảnh thiên nhiên đặc trưng Việt Nam được nhắc đến trong đoạn trích Việt Nam quê hương ta?
- A. Cánh cò
- B. Đồng lúa
- C. Đồi núi
-
D. Sông nước
Câu 14:Đâu không phải đức tính của người Việt Nam được nhắc đến trong bài thơ?
- A. Hiền lành
- B. Chăm chỉ
- C. Thủy chung
-
D. Khôn khéo
Câu 15: Ai là tác giả của đoạn trích Việt Nam quê hương ta?
- A. Tác giả dân gian
-
B. Nguyễn Đình Thi
- C. Lâm Thị Mỹ Dạ
- D. Minh Nhương
Câu 16: Thể thơ của đoạn trích đoạn trích Việt Nam quê hương ta là…
- A. Thơ tự do
- B. Song thất lục bát
-
C. Lục bát
- D. Thơ văn xuôi
Câu 17: Cách nói “biển lúa” trong khổ thơ đầu đoạn trích “Việt Nam quê hương ta” có gì đặc biệt?
-
A. Đây là một cách nói ẩn dụ về đồng lúa.
-
B. Gợi ra hình ảnh đồng lúa không chỉ rộng lớn mà còn tạo ấn tượng về những sóng lúa rất sinh động.
- C. Gợi ra hình ảnh vùng biển rộng lớn của đất nước Việt Nam.
- D. Gợi ra hình ảnh đồng lúa mênh mông trải dài.
Câu 18: Các khổ thơ trong đoạn trích được bố trí như thế nào?
- A. Các khổ thơ nối nhau tuần tự như một câu chuyện.
- B. Các khổ thơ như một lời hát dài.
-
C. Bài thơ chia thành các khổ thơ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ, tức hai cặp lục bát.
-
D. Mỗi khổ thơ có vẻ đẹp như một bài ca dao, dân ca.
Câu 19: Những hình ảnh tiêu biểu về thiên nhiên và con người Việt Nam được tác giả nhắc tới giúp em hình dung như thế nào về đất nước Việt Nam?
- A. Đất nước Việt Nam có rất nhiều nghề.
-
B. Những hình ảnh đó giúp ta hình dung về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, hiền hòa, anh hùng,…
- C. Đất nước Việt Nam nhiều nắng và gió.
- D. Đất nước Việt Nam nghèo đói và vất vả.
Câu 20: Trong đoạn trích Việt Nam quê hương ta, tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào với quê hương, đất nước mình?
- A. Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về cảnh vật thiên nhiên và con người Việt Nam.
- B. Tình yêu tha thiết, tự hào vô cùng về quê hương đất nước Việt Nam.
-
C. Thể hiện nỗi đau xót khi nghĩ về quê hương vất vả.
Câu 21: Nghệ thuật gì được sử dụng trong khổ thơ cuối?
-
A. So sánh
- B. Ẩn dụ
- C. Liệt kê
- D. Nói quá
Câu 22: Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?
-
A. Từ ghép và từ láy.
- B. Từ phức và từ ghép.
- C. Từ phức và từ đơn.
- D. Từ phức và từ láy.
Câu 23: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ:
- A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
- B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
- C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
-
D. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị.
Câu 24: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
- A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
- B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
- C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
-
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 25: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?
-
A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thíc
- B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
- D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích
Câu 26: “Trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già”. Từ “trung niên” đã được giải nghĩa theo cách nào?
- A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
- B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
-
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Câu 27: Cảm tính là gì?
-
A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
- B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
- C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.
Câu 28: Cảm thông là gì?
- A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
-
B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
- C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.
Câu 29: Từ “sẽ sàng” có phải từ ghép không?
- A. Có
-
B. Không
Câu 30: Từ “khúc khích” có phải từ láy không?
-
A. Có
- B. Không