Câu 1: Đâu không phải hình ảnh thiên nhiên đặc trưng Việt Nam được nhắc đến trong đoạn trích Việt Nam quê hương ta?
- A. Cánh cò
- B. Đồng lúa
- C. Đồi núi
-
D. Sông nước
Câu 2: Đâu không phải đức tính của người Việt Nam được nhắc đến trong bài thơ?
- A. Hiền lành
- B. Chăm chỉ
- C. Thủy chung
-
D. Khôn khéo
Câu 3: Ai là tác giả của đoạn trích Việt Nam quê hương ta?
- A. Tác giả dân gian
-
B. Nguyễn Đình Thi
- C. Lâm Thị Mỹ Dạ
- D. Minh Nhương
Câu 4: Tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu nào của thiên nhiên và con người Việt Nam?
(1) Hình ảnh cây tre xanh Việt Nam.
(2) Dãy Trường Sơn hùng vĩ chìm khuất trong mây.
(3) Hình ảnh những người anh hùng đổ máu vì tự do.
(4) Những con người lao động tảo tần, lam lũ
(5) Cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay
-
A. (2), (4), (5)
- B. (1), (3), (5)
- C. (2), (3), (5)
- D. (1), (2), (4)
Câu 5: Đoạn trích Việt Nam quê hương ta trích trong bài thơ nào?
- A. Đất nước
-
B. Bài thơ Hắc Hải
- C. Không nói
- D. Lá đỏ
Câu 6: Thể thơ của đoạn trích đoạn trích Việt Nam quê hương ta là…
- A. Thơ tự do
- B. Song thất lục bát
-
C. Lục bát
- D. Thơ văn xuôi
Câu 7: Các khổ thơ trong đoạn trích được bố trí như thế nào?
- A. Các khổ thơ nối nhau tuần tự như một câu chuyện.
- B. Các khổ thơ như một lời hát dài.
-
C. Bài thơ chia thành các khổ thơ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ, tức hai cặp lục bát, mỗi khổ thơ đẹp như một bài ca dao, dân ca.
- D. Bài thơ chia thành các khổ, mỗi khổ là một mảnh ghép của câu chuyện
Câu 8: Trong đoạn trích Việt Nam quê hương ta, tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào với quê hương, đất nước mình?
- A. Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về cảnh vật thiên nhiên và con người Việt Nam.
- B. Tình yêu tha thiết, tự hào vô cùng về quê hương đất nước Việt Nam.
-
C. Thể hiện nỗi đau xót khi nghĩ về quê hương vất vả.
Câu 9: Cách nói “biển lúa” trong khổ thơ đầu đoạn trích “Việt Nam quê hương ta” có gì đặc biệt?
- A. Cách nói nhân hóa về đồng lúa, nói về sự bao la, bát ngát, rộng lớn.
-
B. Cách nói ẩn dụ về đồng lúa, gợi ra hình ảnh đồng lúa không chỉ rộng lớn mà còn tạo ấn tượng về những sóng lúa rất sinh động.
- C. Gợi ra hình ảnh vùng biển rộng lớn của đất nước Việt Nam.
- D. Gợi ra hình ảnh đồng lúa mênh mông trải dài.
Câu 10: Nghệ thuật gì được sử dụng trong khổ thơ cuối?
-
A. So sánh
- B. Ẩn dụ
- C. Liệt kê
- D. Nói quá
Câu 11: Những dòng thơ nào sau đây nói về sự thủy chung của con người?
- A. Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
- B. Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
-
C. Mắt đen cô gái long lanh/ Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung
- D. Quê hương biết mấy thân yêu/ Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Câu 12: Những hình ảnh tiêu biểu về thiên nhiên và con người Việt Nam được tác giả nhắc tới giúp em hình dung như thế nào về đất nước Việt Nam?
- A. Đất nước Việt Nam có rất nhiều nghề.
-
B. Những hình ảnh đó giúp ta hình dung về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, hiền hòa, anh hùng,…
- C. Đất nước Việt Nam nhiều nắng và gió.
- D. Đất nước Việt Nam nghèo đói và vất vả.
Câu 13: Những dòng thơ nào miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên?
- A. Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
- B. Bàn tay như có phép tiên/ Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
- C. Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
-
D. Việt Nam đất nắng chan hòa/ Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Câu 14: Chọn từ ngữ thích hợp nhất để điền vào chỗ (...) trong nhận định sau.
Nguyễn Đình Thi đã thể hiện thái độ: ....................................................................
-
A. ngợi ca, tự hào, yêu thương tha thiết.
- B. vui sướng, hân hoan, tự hào.
- C. xót xa, nhớ nhung, tiếc nuối.
Câu 15: Dòng thơ “Bữa cơm rau muống, quả cà giòn tan” nói tới câu ca dao nào?
-
A. Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
- B. Trèo lên cây bưởi hái hoa/ Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân