Câu 1: Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ?
- A. Thường làm vị ngữ trong câu
- B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ
- C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ
-
D. Thường làm thành phần phụ trong câu
Câu 2: Cụm danh từ gồm mấy phần?
- A. 2 phần
-
B. 3 phần
- C. 4 phần
- D. 5 phần
Câu 3: Có những kiểu so sánh nào?
- A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.
-
B. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng.
- C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.
- D. So sánh hơn, so sánh kém.
Câu 4: Cụm danh từ có thể giữ vai trò:
- A. Chủ ngữ
- B. Vị ngữ
-
C. Cả chủ ngữ và vị ngữ
- D. Chủ ngữ và trạng ngữ
Câu 5: Cụm danh từ là gì?
- A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
- B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
- C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
- A. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp
- B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm
- C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau
-
D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau
Câu 7: Động từ là những từ không trả lời câu hỏi nào sau đây?
-
A. Cái gì?
- B. Làm gì?
- C. Khi nào?
- D. Tại sao?
Câu 8: Cụm động từ có cấu tạo gồm mấy phần?
- A. Gồm 2 phần
- B. Gồm 3 phần
-
C. Có thể gồm 2 phần hoặc 3 phần
- D. Trên 4 phần
Câu 9: Cho câu sau: “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 10: Cụm danh từ nào dưới đây có đủ cấu trúc ba phần?
-
A. Một em học sinh lớp 6
- B. Tất cả lớp
- C. Con trâu
- D. Cô gái mắt biếc
Câu 11: Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?
- A. Còn đang
-
B. Nô đùa
- C. Trên
- D. Bãi biển
Câu 12: Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?
- A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
- B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn
- C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
-
D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.
Câu 13: Tính từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?
- A. Đen
- B. Bẩn
-
C. Sạch
- D. Tối
Câu 14: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?
- A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi
- B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc
- C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập
-
D. Cả B và C
Câu 15: Từ nào thích hợp điền vào dấu[…] để hoàn thiện câu tục ngữ: “[…] như chĩnh trôi sông”
- A. Lập lờ
- B. Lỉnh kỉnh
-
C. Đủng đỉnh
- D. Rập rình