Câu 1: Đâu là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt?
-
A. Tiếng Hán
- B. Tiếng Pháp
- C. Tiếng Anh
- D. Tiếng Nga
Câu 2: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?
- A. Không lạm dụng từ mượn
- B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
- C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì?
-
A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
- B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
- C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
- D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
Câu 4: Việc vay mượn các từ ở những ngôn ngữ khác có tác dụng…
-
A. làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt.
- B. làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của tiếng Việt.
- C. làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt.
- D. làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 5: Bộ phận từ mượn chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt là…
- A. Từ mượn tiếng Nga
-
B. Từ mượn tiếng Hán
- C. Từ mượn tiếng Anh
- D. Từ mượn tiếng Pháp
Câu 6: Từ mượn tiếng nào chiếm số lượng lớn nhất?
- A. Nga
-
B. Hán
- C. Nhật
- D. Pháp
Câu 7: Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, khi mượn từ tiếng nước ngoài cần, ta cần phải…
- A. mượn toàn bộ các từ trong một lĩnh vực.
-
B. mượn những từ mà trong tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu nghĩa.
- C. mượn những từ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ phát âm.
- D. mượn những từ mà mình thấy thích.
Câu 8: Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ…
- A. mượn tiếng Pháp
-
B. mượn tiếng Hán
- C. không đi mượn
- D. mượn tiếng Nga
Câu 9: Các từ pê-đan, ten-nít, tuốc- nơ-vít, gác- đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?
- A. Nhật
-
B. Pháp
- C. Trung Quốc
- D. Anh
Câu 10: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?
- A. Khôi ngô
-
B. Chăm chỉ
- C. Tuấn tú
- D. Phúc đức
Câu 11: Các từ pa-ra-bôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
-
A. Từ mượn tiếng Anh
- B. Từ mượn tiếng Pháp
- C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
- D. Từ mượn tiếng Ấn Độ
Câu 12: “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
(Trích Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)
Trong đoạn trích trên, từ nào là từ Hán Việt?
-
A. Gia tài
- B. Lưỡi búa
- C. Khôn lớn
- D. Gốc đa
Câu 13: Yếu tố “khán” trong từ “khán giả” có nghĩa là gì?
-
A. Xem
- B. Nghe
- C. Ngắm
- D. Thưởng thức
Câu 14: Từ Hán Việt “học giả” có nghĩa là gì?
- A. Học một cách dối trá, lừa gạt
-
B. Người chuyên nghiên cứu, có tri thức khoa học sâu rộng
- C. Người đi học
- D. Người lớn tuổi đi học
Câu 15: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
- A. Roi sắt
-
B. Tráng sĩ
- C. Hoảng hốt
- D. Chú bé