Trắc nghiệm văn 6 chân trời sáng tạo kì I (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 kì 1. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong truyện Sọ Dừa, Sọ Dừa có biệt tài gì?

  • A. Thổi sáo rất hay, tiếng sáo véo von khiến người nghe rất dễ chịu.
  • B. Vẽ tranh rất đẹp, nhất là những lúc chăn bò.
  • C. Có tài ăn nói và kể chuyện.
  • D. Biến hóa khôn lường, thường xuyên giúp dân diệt trừ yêu quái.

Câu 2: Truyện cổ tích thiên về phản ánh nội dung nào?

  • A. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên
  • B. Đấu tranh chống xâm lược
  • C. Đấu tranh giai cấp
  • D. Đấu tranh bảo tồn văn hóa

Câu 3: Người mẹ mang thai Sọ Dừa trong hoàn cảnh nào?

  • A. Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử, sau đó bà mang thai.
  • B. Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai.
  • C. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái sọ dừa, từ đó bà mang thai.
  • D. Người mẹ nằm mộng thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai.

Câu 4: Lúc mới sinh ra, Sọ Dừa là người có đặc điểm như thế nào?

  • A. Khôi ngô, tuấn tú và rất thông minh.
  • B. Không biết nói, không biết cười, suốt ngày chỉ biết khóc.
  • C. Có tay nhưng không có chân, suốt ngày lăn lóc khắp nhà.
  • D. Không có chân và tay, thân hình tròn như một quả dừa nhưng biết nói và rất thông minh.

Câu 5: Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì?

  • A. Đấu tranh giữa người nghèo và kẻ giàu
  • B. Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân
  • C. Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa
  • D. Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác

Câu 6: Công việc có ích đầu tiên mà Sọ Dừa làm cho mẹ khi lớn lên là gì?

  • A. Ra đồng gặt lúa giúp mẹ.
  • B. Đi ở cho nhà phú ông, làm công việc chăn bò.
  • C. Đàn hát cho mẹ nghe khi mẹ mệt nhọc.
  • D. Ở nhà chăn bò giúp mẹ.

Câu 7: Trước khi đi sứ, Sọ Dừa đã trao lại cho vợ những vật dụng gì?

  • A. Một gói bạc và một con dao.
  • B. Một hòn đá lửa, hai quả trứng gà và một con dao.
  • C. Một cái trâm cài và một con dao.
  • D. Một hòn đá lửa, hai quả trứng gà và một gói bạc.

Câu 8: Thái độ của hai cô chị như thế nào khi thấy em gái lấy được người chồng khôi ngô, tuấn tú, lại giàu có?

  • A. Mừng cho cô em vì lấy được người chồng xứng đáng.
  • B. Có chút chen tị với cô em nhưng vẫn vui lòng.
  • C. Vừa tiếc, vừa ghen tức và nuôi lòng thù hận cô em.
  • D. Xâu hổ vì mình không được như em.

Câu 9: Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyện cổ tích?

  • A. Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật như nhân vật bất hạnh, có tài năng lạ thường...
  • B. Truyện thường chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì.
  • C. Truyện do những tác giả tên tuổi sáng tác.
  • D. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.

Câu 10: Khi giới thiệu nhân vật Sọ Dừa lúc mới ra đời, tác giả dân gian sử dụng phương thức biểu đạt gì?

  • A. Miêu tả
  • B. Tự sự
  • C. Tự sự và miêu tả
  • D. Không dùng cả miêu tả lẫn tự sự

Câu 11: Trong truyện Sọ Dừa, con gái út của nhà phú ông là người như thế nào?

  • A. Xấu xí và rất độc ác.
  • B. Xinh đẹp nhưng rất độc ác.
  • C. Xấu xí, cục mịch nhưng tốt bụng.
  • D. Xinh đẹp, hiền lành, có tính hay thương người.

Câu 12: Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho những người như thế nào trong xã hội?

  • A. Bị bóc lột
  • B. Bị hắt hủi, coi thường
  • C. Chịu nhiều oan ức
  • D. Gặp nhiều may mắn

Câu 13: Ý nghĩa của truyện cổ tích Sọ Dừa? 

  • A. Đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người.
  • B. Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác
  • C. Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Sọ Dừa là truyện cổ tích về kiểu nhân vật nào?

  • A. Kiểu nhân vật dũng sĩ
  • B. Kiểu nhân vật thông minh
  • C. Kiểu nhân vật đội lốt
  • D. Kiểu nhân vật bất hạnh

Câu 15:trắc nghiệm ngữ văn 6, trắc nghiệm văn 6 chân trời, trắc nghiệm văn 6 bài 1 sách ctst, trắc nghiệm văn 6 Thánh Gióng

Tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích nhằm mục đích gì?

  • A. Vì không giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội.
  • B. Nhằm trừng trị những cái xấu, cái ác trong xã hội.
  • C. Nhằm lí giải các mối quan hệ xã hội.
  • D. Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, góp phần tạo nên chất lãng mạn cho câu chuyện.

Câu 16: Khi vua giao cho em bé một con chim sẻ bảo giết thịt và làm thành ba cỗ thức ăn thì em bé ứng xử như thế nào?

  • A. Em bé giao cho sứ giả một cây kim khâu, bảo sứ giả mang về tâu nhà vua xin rèn thành con đao để em làm thịt chim.
  • B. Em bé đem con chim sẻ giết thịt và thết đãi cả làng.
  • C. Em bé giao cho sứ giả một thanh sắt, bảo sứ giả mang về tâu nhà vua xin rèn thành con dao để em làm thịt chim.
  • D. Em bé bảo nhà nếu nhà vua làm trước thành công thì em sẽ làm.

Câu 17: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm?

  • A. Sự giúp đỡ của thần linh
  • B. Sự giúp đỡ của dân làng
  • C. Bằng trí thông minh và vận dụng những kinh nghiệm dân gian
  • D. Bằng phép thuật cậu bé có được

Câu 18: Trong truyện, em bé đã trả lời câu hỏi: “Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?” của viên quan như thế nào?

  • A. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Trâu của ông mỗi ngày cày được mấy đường?”
  • B. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Ngựa của ông mỗi ngày đi được mấy bước?”
  • C. Em bé nói rằng một trăm đường.
  • D. Em bé không tìm được câu trả lời.

Câu 19: Trước tài năng và sự thông minh của em bé, nhà vua đã phong cho em tước vị gì?

  • A. Trạng nguyên
  • B. Người thông minh nhất
  • C. Thần đồng đất Việt
  • D. Lưỡng quốc Trạng nguyên

Câu 20: Em bé đã nghĩ ra cách gì để đối phó lại phép thử của nhà vua trong lần đầu tiên?

  • A. Xin nhà vua bãi bỏ lệnh đã đưa ra. 
  • B. Khóc với vua, bảo vua phải ra lệnh để cha sinh em bé chơi với mình.
  • C. Giết thịt trâu để thết đãi cả làng một bữa no nê.
  • D. Lén tìm đủ chín con trâu khác và giao cho vua khi đến kì hạn.

Câu 21: Nhà vua thử tài thông minh của em bé lần đầu tiên bằng cách nào?

  • A. Bắt em bé nhốt trên một tháp cao, không cho ăn uống, chỉ để một tượng Phật và một bát nước.
  • B. Bắt em bé xâu sợi chỉ qua hai đầu vỏ ốc.
  • C. Bắt làng em nuôi ba con trâu đực trong một năm phải đẻ chín con trâu con.
  • D. Bắt em làm thịt con chim sẻ bằng một cây kim nhỏ.

Câu 22: Trong truyện, em bé đã dùng cách nào để xâu sợi chỉ qua vỏ ốc theo như yêu cầu của sứ giả nước láng giềng?

  • A. Bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng rồi xâu qua vỏ ốc.
  • B. Xỏ chỉ vào cây kim rồi xâu qua vỏ ốc.
  • C. Bắt con kiến càng buộc vào sợi chỉ, sau đó bôi mỡ vào đầu con ốc, con kiến nghe mùi mỡ sẽ tự chui qua.
  • D. Dùng miệng hút sợi chỉ qua vỏ ốc.

Câu 23: Trong truyện, em bé được thử thách qua mấy lần?

  • A. 2 lần
  • B. 3 lần
  • C. 4 lần
  • D. 5 lần

Câu 24: Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai?

  • A. Em bé
  • B. Viên quan
  • C. Vua
  • D. Người cha

Câu 25: Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật trong các truyện cổ tích nhằm mục đích gì?

  • A. Tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
  • B. Tạo ra tình huống để phát triển cốt truyện từ đơn giản đến phức tạp
  • C. Nhằm thử thách nhân vật và để nhân vật bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp của mình.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 26: Truyện có ý nghĩa gì?

  • A. Đề cao trí thông minh, đề cao những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất.
  • B. Hài hước, mua vui.
  • C. Mong muốn của nhân dân có người tài giỏi giúp ích cho đất nước.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 27: Nhân vật em bé trong truyện thuộc kiểu nhân vật cổ tích nào?

  • A. Những người bị bất hạnh như xấu xí, mồ côi, em út, con riêng...
  • B. Những người có tài năng kì lạ và phi thường.
  • C. Những con vật xấu xí nhưng có bản chất người.
  • D. Những người thông minh, lanh lợi và tài trí hơn người.

Câu 28: Khi kể về tài năng của em bé, tác giả nhằm ca ngợi trí thông minh của ai?

  • A. Trẻ em
  • B. Dân tộc
  • C. Nhân dân lao động
  • D. Nhân vật em bé trong truyện

Câu 29:Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

  • A. Kiểu nhân vật đội lốt
  • B. Kiểu nhân vật bất hạnh
  • C. Kiểu nhân vật thông minh
  • D. Kiểu nhân vật dũng sĩ

Câu 30: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt của truyện Em bé thông minh.

  • A. Ngôi thứ ba. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
  • B. Ngôi thứ nhất. Phương thức biểu đạt: tự sự.
  • C. Ngôi thứ nhất. Phương thức biểu đạt: trữ tình.
  • D. Ngôi thứ ba. Phương thức biểu đạt: tự sự.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ