Câu 1: Ai là tác giả của văn bản Lẵng quả thông?
-
A. Paustovsky
- B. Lev Tolstoy
- C. Pushkin
- D. Chekhov
Câu 2: Đoạn trích Lẵng quả thông trong sách giáo khoa có những nhân vật nào?
-
A. Dagny, bà Magda, ông Niels, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình và các khán giả
- B. Nhạc sĩ Edvard Grieg, Dagny, bà Magda, ông Niels
- C. Nhạc sĩ Edvard Grieg, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình, Dagny
- D. Nhạc sĩ Edvard Grieg, Dagny, bà Magda, ông Niels, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình và các khán giả
Câu 3: Dagny đã mặc chiếc áo màu gì để tham gia buổi hòa nhạc?
- A. Chiếc áo dài màu trắng độc nhất của mình
-
B. Chiếc áo dài nhung đen
- C. Chiếc áo dài màu đỏ
- D. Chiếc áo dài màu xanh dương
Câu 4: Dagny có phản ứng như thế nào khi biết mình được chúc mừng sinh nhật bằng một bản giao hưởng?
- A. Vui vẻ, cười đùa, múa cùng bài giao hưởng
- B. Ngạc nhiên, thẫn thờ, sau đó vui vẻ
- C. Bất ngờ, vui vẻ, hạnh phúc
-
D. Cảm thấy tức ngực, nước mắt trào lên
Câu 5: Sau khi bản nhạc kết thúc, Dagny đã làm gì?
- A. Dagny lên sân khấu phát biểu về sự biết ơn của mình với bác Edvard
- B. Dagny tiếp tục khóc
-
C. Dagny đứng lên và đi nhanh về phía cổng công viên
- D. Dagny vẫn còn chìm trong dòng suy nghĩ miên man về miền quê của cô
Câu 6: Ở phần cuối của văn bản Lẵng quả thông, Dagny đã nói điều gì?
- A. “Cảm ơn bác Evard vì lòng hào hiệp của bác.”
- B. “Cảm ơn bác vì đã không quên cháu.”
- C. “Cảm ơn bác vì bác đã cho cháu thấy cái tuyệt mĩ, mà con người thì phải sống bằng cái tuyệt mĩ ấy.”
-
D. “Đời ơi, hãy nghe đây! Ta yêu Người.”
Câu 7: Truyện ngắn Lẵng quả thông được sáng tác năm nào?
- A. 1945
-
B. 1954
- C. 1975
- D. 2017
Câu 8: Paustovsky là nhà văn nước nào
- A. Hungari
- B. Áo
- C. Pháp
-
D. Nga
Câu 9: Đâu không phải là sự việc xảy ra với Dagny trong đoạn trích?
-
A. Bác nhạc sĩ Edvard giúp Dagny mang lẵng thông
- B. Dagny đến nghe hòa nhạc cùng cô Magda và chú Niels
- C. Dagny mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen
- D. Dagny đứng dậy, chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển
Câu 10: Vì sao Dagny lại khóc khi biết khúc nhạc nổi tiếng là món quà nhạc sĩ Edvard Grieg tặng cô nhân dịp mười tám tuổi?
- A. Vì Dagny cảm thấy bất ngờ
- B. Vì Dagny xúc động trước bản nhạc đẹp đẽ
- C. Vì Dagny biết ơn bác nhạc sĩ
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 11: Khi viết, cần chú ý những yếu tố nào?
- A. Ngữ pháp, ngữ cảnh
- B. Mục đích viết/ nói
- C. Đặc điểm của văn bản
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12: Hình ảnh nào sau đây không phải hình ảnh nhân hóa?
- A. Trâu ơi, ta bảo trâu này
- Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
- B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
- C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
-
D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
Câu 13: Câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?
-
A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- B. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- C. Dùng từ vốn goi người để gọi vật.
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 14: “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả…?
- A. Hoạt động
- B. Hình dáng
- C. Tính chất
-
D. Tính cách
Câu 15: Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
- A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
-
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 16: Câu nào sau đây không mắc lỗi?
- A. Duy nhất chỉ có một người khiến tôi cảm thấy phiền lòng.
- B. Chúng tôi là những người bạn tri kỉ và rất hiểu nhau.
- C. Khí hậu ở trong phòng là 30oC.
-
D. Hôm nay, tôi đi học.
Câu 17:Trong những câu sau đây, câu nào có từ dùng không đúng nghĩa?
-
A. Việc có nhiều bạn đi học muộn là một yếu điểm của lớp ta.
- B. Điểm yếu của lớp ta là chưa thật đoàn kết.
- C. Tự giác học tập là điểm chủ yếu giúp bạn tiến bộ.
- D. Yếu điểm của việc giữ gìn an toàn giao thông là mọi người phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ.
Câu 18: Có thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc ở câu sau được không?
Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa.
- A. Có
-
B. Không
Câu 19: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây
“Văn học chữ Nôm, văn học chữ Hán thế kỉ XVIII – nửa trước thế kỉ XIX đều đạt được những thành tựu to lớn về nhiều phương diện, đặc biệt là văn học Nôm với xu thế …”
- A. Việt hóa
-
B. dân tộc hóa
- C. hiện đại hóa
- D. Phương Tây hóa
Câu 20: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
… khi mới sinh … lúc trưởng thành, não bộ người có nhiều sự thay đổi lớn.
- A. Vào/ tới.
-
B. Từ/ đến.
- C. Chính/ và.
- D. Ngay/ đến.
Câu 21: Cây ổi đã xuất hiện từ lúc nào trong cuộc đời của Bum?
-
A. Khi mẹ mang thai Bum.
- B. Khi Bum lên 2 tuổi.
- C. Khi Bum đi học Tiểu học.
- D. Khi Bum chuyển nhà đến Vũng Tàu.
Câu 22: Ai là tác giả Con muốn làm một cái cây?
-
A. Võ Thu Hương
- B. Paustovsky
- C. Đỗ Bích Thúy
- D. Andersen
Câu 23: Bum đã viết gì về ước mơ của mình?
- A. Bum viết muốn trở thành một chủ nông trại trồng ổi.
- B. Bum viết muốn phát triển các sản phẩm từ trái ổi.
- C. Bum viết muốn trồng cây ổi để cho lũ bạn tha hồ ăn và chơi.
-
D. Bum viết muốn trồng một cây ổi để được bên đám bạn và thấy ông nội ngồi cười hiền lành bên gốc ổi.
Câu 24: Cây ổi điếc nghĩa là gì?
- A. Cây ổi không nghe được tiếng người.
- B. Cây ổi không có tai.
- C. Cây ổi không có chim đến làm tổ.
-
D. Cây ổi chỉ ra hoa mà không đậu quả.
Câu 25: Truyện ngắn Con muốn làm một cái cây được in trong…
-
A. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng, 2018.
- B. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng, 2017.
- C. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Thanh niên, 2018.
- D. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Thanh niên, 2017.
Câu 26: Đâu là thông tin cơ bản về tác giả của truyện ngắn Con muốn làm một cái cây?
- A. Sinh năm 1920, quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội, là tác giả có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.
-
B. Sinh năm 1983, quê ở huyện Đô Lương, Nghệ An, là tác giả của nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi.
- C. Sinh năm 1982, quê ở Hà Nội, sáng tác chủ yếu ở thể loại thơ.
- D. Sinh năm 1892, nước Nga, là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện ngắn.
Câu 27: Bum tự hào khoe thêm với các bạn chuyện gì?
- A. Ba Bum cũng thích ăn ổi.
- B. Ba Bum làm du lịch, nhà Bum sắp được chuyển xuống thành phố biển Vũng Tàu.
- C. Cả phố chỉ duy nhất nhà Bum có cây ổi.
-
D. Ngày mới hai, ba tuổi, Bum đã biết cùng ông bắt sâu cho cây, vì thế cây mới có thể trưởng thành, ra quả.
Câu 28: Khi chuyển nhà từ Sài Gòn xuống Vũng Tàu, Bum đã ước điều gì?
-
A. Bum ước ao có thể để tất cả đồ đoàn của nó ở lại mà mang được cây ổi đi theo.
- B. Bum ước ao có thể dẫn các bạn xuống Vũng Tàu chơi để cùng đi tắm biển.
- C. Bum ước ao mỗi lần lên Sài Gòn, được thăm lại cây ổi, gặp lại đám bạn hằng ngày vẫn cùng nhau leo trèo.
- D. Bum ước có một cây ổi ở Vũng Tàu để luôn nhớ đến các bạn và ông nội.
Câu 29: Tại sao Bum lại mong muốn làm một cái cây?
- A. Vì Bum thấy làm một cái cây rất có ích.
- B. Vì Bum lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
C. Vì Bum nhớ đến những kỉ niệm bên đám bạn và người ông lúc còn nhỏ.
- D. Vì Bum muốn chọn một mong muốn thật khác lạ.
Câu 30: Vì sao tác giả lại nói cây ổi của nhà Bum có vẻ đẹp kì lạ nhất trái đất?
- A. Vì cây ổi nhà Bum mãi mới chịu ra quả.
- B. Vì cả con đường hoa bằng lăng, chỉ có mỗi nhà Bum có cây ổi.
- C. Vì cây ổi ra rất nhiều trái, Bum phải đem cho các bạn mà vẫn không hết.
-
D. Vì ông nội Bum đã cố ý bấm cho cây tỏa ra nhiều cành cao thấp vững chãi.