Câu 1: Sự khác biệt giữa những đàn ong hiện tại và quá khứ xuất hiện từ lúc nào?
- A. Sau khi ông của nhân vật tôi mất.
- B. Sau khi bố của nhân vật tôi mất.
-
C. Sau khi chú của nhân vật tôi mất.
- D. Sau khi đàn ong bị ném đất vụn lên.
Câu 2: Đâu không phải hành động của bầy ong được miêu tả trong bài?
- A. Họp đàn
- B. Bay vù vù
- C. Trại
-
D. Lấy mật
Câu 3: Đâu không phải câu văn miêu tả nỗi buồn của nhân vật tôi khi ong trại?
-
A. Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tanh của chiều quê, của không gian.
- B. Một lần ở nhà một mình, thấy ong trại mà không thể làm gì được. Chỉ nhìn theo, buồn không nói được.
- C. Cái buồn của đứa trẻ rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa?
- D. Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại?
Câu 4: Hoàn thành bài học mà tác giả đã nêu ra trong văn bản: "Những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó……………. với hồn ta và khiến ta yêu mến.".
- A. Bay bổng
- B. Phiêu lãng
-
C. Vương vấn
- D. Bảng lảng
Câu 5:Bầy ong được miêu tả lại trong ký ức tuổi thơ của nhân vật nào?
- A. Nhân vật “ông nội”.
- B. Nhân vật “bố”.
- C. Nhân vật người “chú”.
-
D. Nhân vật “tôi”
Câu 6: Văn bản “Thương nhớ bầy ong” thuộc thể loại nào?
-
A. Hồi kí
- B. Du kí
- C. Truyện ngắn
- D. Tiểu thuyết
Câu 7: Ong trại nghĩa là gì?
- A. Ong nuôi ở trong trại
-
B. Là một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo 1 ong chúa
- C. Là một phần đàn ong rời xa, bỏ tồ nhà
- D. Là cả đàn ong rời xa tổ, đi nơi khác
Câu 8: Từ “sây” trong văn bản “Thương nhớ bầy ong” có nghĩa là gì?
-
A. Sai, trĩu, đông đúc
- B. Xa vắng, lẻ loi
- C. Chiều lỡ buổi
- D. Đồ dùng để nuôi ong hoặc bắt ong, thường làm bằng một đoạn thân cây rỗng, bịt kín hai đầu, ở giữa có khoét lỗ để ong ra vào làm tổ
Câu 9: Từ “đõ” trong văn bản “Thương nhớ bầy ong” có nghĩa là gì?
- A. Sai, trĩu, đông đúc
- B. Xa vắng, lẻ loi
- C. Chiều lỡ buổi
-
D. Đồ dùng để nuôi ong hoặc bắt ong, thường làm bằng một đoạn thân cây rỗng, bịt kín hai đầu, ở giữa có khoét lỗ để ong ra vào làm tổ
Câu 10: Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”?
-
A. Cách quan sát tỉ mỉ, cảm nhận thiên nhiên loài vật vô cùng tinh tế.
- B. Cách quan sát rộng lớn, cảm nhận thiên nhiên đơn điệu.
- C. Cách quan sát hời hợt, mơ hồ.
Câu 11: Tác giả Duy Khán đã từng là:
- A. Là nhà văn quân đội
- B. Là một giáo viên
- C. Là một phóng viên
-
D. Tất cả đều đún
Câu 12: Văn bản "Lao xao ngày hè" trích trong tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" xuất bản năm 1987 của nhà văn Duy Khán đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 13: Đoạn trích “Lao xao ngày hè” thuộc thể loại nào?
-
A. Hồi kí tự truyện
- B. Bút kí
- C. Truyện ngắn
- D. Nhật kí
Câu 14: Nội dung chính của đoạn trích đề cập đến loài vật nào?
- A. Loài gà.
- B. Loài kiến.
- C. Loài nhện.
-
D. Loài chim.
Câu 15: Trong đoạn trích đầu tiên, tác giả đã miêu tả cuộc đánh nhau giữa:
- A. Diều hâu và gà mẹ
- B. Chèo bẻo và diều hâu
- C. Chèo bẻo và gà mẹ
-
D. Câu A và B đúng
- E. B và C đúng
Câu 16: Trong đoạn trích, những con chèo bẻo được tác giả gọi là gì?
- A. Những quái vật của bầu trời xanh
-
B. Những mũi tên đen, mang hình đuôi cá
- C. Những mũi tên đen, mang hình viên đạn
- D. Những chiến sĩ bảo vệ bầu trời
Câu 17: Trong đoạn trích thứ hai, tác giả đã miêu tả cuộc đánh nhau giữa:
- A. Chèo bẻo và diều hâu.
-
B. Chèo bẻo và chim cắt.
- C. Diều hâu và chim cắt.
- D. Chim cắt và gà mẹ.
Câu 18: Chim cắt sử dụng loại vũ khí nào khi đánh nhau?
- A. Dùng chân đá và cào đối thủ.
- B. Vừa dùng mỏ, dùng chân, vừa dùng cánh đánh đối thủ.
-
C. Dùng cánh xĩa đối thủ.
- D. Dùng mỏ cắn và xé thịt đối thủ.
Câu 19: Phần 1 của văn bản “Lao xao ngày hè” kể và tả về các loài chim đúng hay sai?
- A. Đúng
-
B. Sai
Câu 20: Các chi tiết tác giả sử dụng như “Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các... ” thuộc thể loại văn học dân gian nào?
- A. Vè
-
B. Đồng dao
- C. Ca dao
- D. Tục ngữ
Câu 21: Có những kiểu so sánh nào?
- A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.
-
B. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng.
- C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.
- D. So sánh hơn, so sánh kém.
Câu 22: So sánh là gì?
-
A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
- C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
- D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau
Câu 23: Trong phép so sánh không ngang bằng:
- A. Có thể có nhiều từ phủ định
- B. Nhất thiết phải có từ phủ định
-
C. Không nhất thiết phải có từ phủ định
- D. Phải có từ phủ định
Câu 24: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
- A. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
- B. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
- C. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
-
D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
Câu 25: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?
-
A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)
- B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- D. Vế A, vế B