Trắc nghiệm văn 6 chân trời sáng tạo kì I (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 kì 1. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhà vua đưa ra hình thức nào để chọn người nối ngôi?

  • A. Thi bắn cung
  • B. Thi chạy
  • C. Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi
  • D. Thi săn thú

Câu 2: Ý nghĩa của chiếc bánh chưng, bánh giầy?

  • A. Bánh trưng tượng trưng cho trời đất, muôn vật, cây cỏ, với tinh thần đoàn kết, đùm bọc
  • B. Bánh thể hiện sự xứng đáng nối ngôi của Lang Liêu
  • C. Bánh tượng trung cho sự cần cù lao động
  • D. Xứng đáng làm lễ vật tế cáo trời đất

Câu 3: Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi có ý nghĩa gì?

  • A. Nhà vua biết trọng người tài
  • B. Nhà vua biết trọng người có hiếu
  • C. Nhà vua nhìn thấy sự sáng tạo, cần mẫn, thật thà của Lang Liêu
  • D. Cả 3 ý kiến trên

Câu 4: Ý nghĩa truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy?

  • A. Giải thích nguồn gốc làm bánh
  • B. Đề cao trí tuệ, lòng hiếu thảo của người nông dân
  • C. Ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán đẹp từ những điều giản dị, giàu ý nghĩa.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5: Các yếu tố hoang đường kì ảo được sử dụng trong truyện có ý nghĩa làm tăng tính gay cấn của truyện truyền thuyết. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Tục làm bánh chưng, bánh giày ngày Tết có ý nghĩa cao đẹp, thể hiện sự tưởng nhớ, tôn kính tổ tiên, tinh thần coi trọng nghề nông. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Lang Liêu là nhân vật gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời vua Hùng dựng nước?

  • A. Chống giặc ngoại xâm
  • B. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm
  • C. Lao động sản xuất, sáng tạo văn hóa
  • D. Tiếp nối ngôi vua

Câu 8: Lang Liêu được thần giúp đỡ vì?

  • A. Lang Liêu so với các anh em khác chịu thiệt thòi
  • B. Chỉ mình chàng mới hiểu được ý của thần
  • C. Tuy là con vua, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chàng chăm chỉ, sống cuộc sống như dân thường, biết quý trọng lao động
  • D. Vì chàng là vị hoàng tử trẻ nhất

Câu 9: Ý nghĩa của việc thần thánh hóa các nhân vật và sự kiện lịch sử trong truyện truyền thuyết với mục đích?

  • A. Tạo tính li kì cho truyện
  • B. Thể hiện sức sáng tạo của dân gian
  • C. Khiến nhân vật trở nên vĩ đại, tài năng hơn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Tại sao nhân vật Lang Liêu dâng cho vua cha những lễ vật “không có gì quý bằng”?

  • A. Lễ vật ý nghĩa thể hiện tình cảm chân thành
  • B. Lễ vật quý hiếm, khó tìm
  • C. Lễ vật kì lạ
  • D. Lễ vật cầu kì

Câu 11: Tìm từ láy trong các từ dưới đây.

  • A. Tươi tốt
  • B. Tươi đẹp
  • C. Tươi tắn
  • D. Tươi thắm

Câu 12: Đâu là từ láy thường được dùng để tả tiếng cười?

  • A. hả hê
  • B. héo mòn
  • C. khanh khách
  • D. vui cười

Câu 13: Các từ nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ  được xếp vào nhóm từ gì?

  • A. Từ ghép đẳng lập
  • B. Từ ghép chính phụ
  • C. Từ đơn
  • D. Từ láy hoàn toànư

Câu 14: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép?

  • A. quần áo
  • B. sung sướng
  • C. ồn ào
  • D. rả rích

Câu 15: Từ nào dưới đây là từ láy?

  • A. Trăm trứng
  • B. Hồng hào
  • C. Tuyệt trần
  • D. Lớn lên

Câu 16: Khi nhắc đến 36 phố phường ở Long Thành, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A. So sánh
  • B. Liệt kê
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 17: Hình thức bài ca dao số 2 có gì đặc biệt?

  • A. Sử dụng các câu hỏi
  • B. Hình thức đối đáp
  • C. Thể thơ không vần
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 18: Hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” giúp em hiểu gì về vùng Đồng Tháp Mười?

  • A. Nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào
  • B. Người dân vùng Đồng Tháp Mười không cần chăm chỉ lao động
  • C. Cá tôm, lúa ở Đồng Tháp Mười rất nhiều và rất ngon
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 19: Sông Bạch Đằng được nhắc đến trong bài ca dao số 2 nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A. Chiến thắng quân Nam Hán
  • B. Chiến thắng quân Minh
  • C. Chiến thắng quân Pháp
  • D. Chiến thắng quân Mỹ

Câu 20: Từ nào trong các từ sau đây từ láy?

  • A. Ngẩn ngơ
  • B. Bình Định
  • C. Sông sâu
  • D. Phường phố

Câu 21: Đâu là nghĩa đúng của từ miệt?

  • A. Vùng, miền (không lớn lắm)
  • B. Một vùng đất xa xôi
  • C. Một vùng đất xa xôi, có văn hóa đặc thù
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 22: Câu ca dao nào dưới đây không nói về quê hương, đất nước?

  • A. Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
  • B. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn/ Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn/ Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
  • C. Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
  • D. Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về

Câu 23: Câu ca dao nào dưới đây cũng nói về quê hương, đất nước?

  • A. Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
  • B. Núi cao chi lắm núi ơi/ Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
  • C. Còn trời còn nước còn non/ Còn cô bán rượu anh còn say sưa
  • D. Nhà Bè nước chảy phân hai, /Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Câu 24: Địa danh nào không phù hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao:

Đường vô… quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô… thì vô…

  • A. Xứ Huế
  • B. Xứ Lạng
  • C. Xứ Nghệ
  • D. Xứ Quảng

Câu 25: Các bài ca dao trong văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương thuộc vùng nào ở nước ta?

  • A. Vùng Bắc Bộ
  • B. Vùng Trung Bộ
  • C. Vùng Nam Bộ
  • D. Cả ba miền

Câu 26: Chi tiết nào dưới đây không cần thiết để đưa vào tóm tắt bằng sơ đồ với văn bản Thánh Gióng?

  • A. Thánh Gióng được sinh ra kì lạ
  • B. Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân
  • C. Thánh Gióng ra trận và chiến thắng Giặc Ân
  • D. Trong làng có hai vợ chồng ông lão hiền lành

Câu 27: Chọn đáp án không đúng.

Khi đọc văn bản cần tóm tắt, chúng ta phải xác định những gì?

  • A. Xác định văn bản gồm bao nhiêu phần, đoạn và mối quan hệ giữa chúng
  • B. Xác định các dụng cụ để vẽ sơ đồ
  • C. Xác định từ khóa, ý chính của từng đoạn
  • D. Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ

Câu 28: Quy trình tóm tắt văn bản bằng sơ đồ:

Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt

Bước 2: Kiểm tra sơ đồ đã vẽ

Bước 3: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ

Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 29: Đâu là yêu cầu về hình thức ki tóm tắt văn bản bằng sơ đồ?

  • A. Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng
  • B. Kết hợp hài hòa giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, kí hiệu
  • C. Cả hai đáp án trên

Câu 30: Đáp án nào không phải yêu cầu về nội dung khi tóm tắt văn bản?

  • A. Sử dụng từ khóa, cụm từ
  • B. Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần đoạn, ý chính trong văn bản
  • C. Thể hiện được nội dung chi tiết văn bản
  • D. Tóm tắt đúng, đủ sự việc, ý chính trong văn bản

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ