Câu 1: Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong những câu sau bằng cách ghép tương ứng.
Câu văn Tác dụng của dấu ngoặc kép
1. Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn.
(Tạ Duy Anh – Bức tranh của em gái tôi) a. Dấu ngoặc kép ngụ ý đứa trẻ coi việc người mẹ cho đồng xu để ăn sáng là việc miễn cưỡng; còn ở từ “nhắc khéo”, dấu đó thể hiện sắc thái đùa vui, khôi hài: không xin tiền mà qua lời chào để đi học mà nhắc mẹ cho tiền ăn sáng.
2. Thoạt đầu tôi định lấy cái búa, nhưng sau khi rờ rẫm cục sắt cẩn thận, tôi biết thằng Nghi không thể nào chịu nổi một “vũ khí” như thế này.
(Nguyễn Nhật Ánh – Điều không tính trước) b. Dấu ngoặc kép thể hiện tính hài hước của trẻ con: coi cái búa là vũ khí đánh nhau.
3. Sáng nào đến giờ đi học mà chưa thấy mẹ tôi “tòi” đồng xu ra, tôi không dám hỏi xin trực tiếp, hay đòi trực tiếp mà chỉ “nhắc khéo”:
- U ơi! Con đi học đây!
(Lê Bầu – Mẹ tôi) c. Dấu ngoặc kép báo hiệu ý vui đùa: chú Tiến Lê coi Mèo (một em nhỏ mới tập vẽ) như một người lớn đã vẽ thành thạo.
-
A. 1 – c, 2 – b, 3 – a
- B. 1 – a, 2 – c, 3 – b
- C. 1 – c, 2 – a, 3 – b
- D. 1 – b, 2 – a, 3 – c
Câu 3: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni-lông”.
-
A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 4: Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong những câu sau bằng cách nối các câu với đáp án tương ứng:
1. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.
- A. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
-
B. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa khác nghĩa thông thường, thường có sắc thai vui đùa, mỉa mai, châm biếm hay đả kích.
- C. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san.
Câu 5: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?
-
A. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
- B. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
- C. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
- D. Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp.
Câu 6: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?
-
A. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.
- B. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
- C. Cái gọi là “khai sáng” của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.
- D. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là “văn minh” ấy nữa.
Câu 7: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
-
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 8: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?
-
A. Cái dáng “to con” của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.
- B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: “Em thắp đèn lên chị nhé?”
- C. “Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8” là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.
- D. Tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.
Câu 9: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là : “Chú này rất giống con của bố”.
-
A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 10: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là “linh hồn” của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa.
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
-
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 11: Câu nào sau đây sử dụng dấu ngoặc kép không đúng?
- A. “Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.”
- B. “Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam- mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
- C. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,… ra đời.
-
D. Giờ ông lão trắng tay, “mất” tất cả mọi thứ mà nhiều người hằng mong ước: nhà cửa, vợ con, sự nghiệp.
Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Câu 12: Đặt dấu nào sau đây phù hợp với câu văn?
- A. Dấu ngoặc đơn
- B. Dấu hai chấm
-
C. Dấu ngoặc kép
- D. Dấu hỏi chấm
Câu 13: Vị trị đặt nào phù hợp với dấu câu đã chọn?
- A. Đặt đầu câu
- B. Đặt cuối câu
- C. Từ đầu câu đến từ “nói”
-
D. Từ “Tôi chỉ..” đến hết câu
Câu 14: Câu “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” có gì khác với câu nói ở trên?
-
A. Câu nói không được dẫn nguyên văn (dẫn gián tiếp)
- B. Câu nói được dẫn nguyên văn (dẫn trực tiếp)
- C. Không có điểm gì khác
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 15: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?
Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.
- A. Đặt đầu câu
- B. Đặt cuối câu
- C. Đặt từ “lời nói…” đến hết câu
-
D. Đặt từ “cháu hãy...” đến hết câu
Câu 16: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?
Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..
- A. Đặt đầu câu
- B. Đặt cuối câu
- C. Đặt từ “Tôi sẽ cố..” đến hết câu
-
D. Đặt từ “đây là cái vườn...” đến hết câu
Câu 17: Cụ Bơ-men đã nghĩ gì khi nảy ra ý định vẽ chiếc lá thường xanh?
-
A. Cụ muốn trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi
- B. Cụ nghĩ Giôn-xi cần phải sống vì cô gái trẻ
- C. Cụ muốn để lại một kiệt tác cho đời
- D. Cụ nghĩ mình đã già, sẽ chết nên hi sinh để cứu Giôn-xi
Câu 18: Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?
- A. Nhà văn
- B. Nhạc sĩ
-
C. Hoạ sĩ
- D. Bác sĩ
Câu 19: Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?
- A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.
- B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.
- C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.
-
D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.
Câu 20: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?
-
A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng
- B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ
- C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền
- D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo
Câu 21: Tác giả O-hen-ri là người nước nào?
- A. Nga
- B. Đan Mạch
- C. Hà Lan
-
D. Hoa Kì
Câu 22: Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
-
A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống
- B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
- C. Tác phẩm đó phải đồ sộ
- D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo
Câu 23: Cái chết của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuât?
- A. Cụ Bơ-men đã chết nhưng chiếc lá thường xuân sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.
- B. Cụ đã chọ lấy cái chết để Giôn-xi được sống.
- C. Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ.
-
D. Nó đã chứng tỏ rằng, nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần tuý, nghệ thuật trước hết vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người.
Câu 24: Câu văn “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ” giúp em hiểu gì về Giôn-xi.
- A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ
- B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
-
C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh
- D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu
Câu 25: Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn “Nhưng, ô kìa!” trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?
-
A. Ngạc nhiên
- B. Nghi ngờ
- C. Lo lắng
- D. Sợ hãi
Câu 26: Chủ đề của đoạn trích văn bản Chiếc lá cuối cùng trong sách giáo khoa là…
- A. phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người nghệ sĩ Mỹ.
- B. ngợi ca tình cảm yêu thương giữa con người với con người.
- C. nêu lên những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 27: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?
- A. Là người thương yêu và lo lắng cho số phận của Giôn-xi
- B. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm.
- C. Là một người rất cao thượng, biết quên mình vì người khác.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 28: Vì sao tác giả đặt tên truyện là “Chiếc lá cuối cùng”?
- A. Vì hình ảnh chiếc lá rất đẹp
- B. Vì chiếc lá là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc
- C. Vì chiếc lá là chi tiết nghệ thuật thể hiện rõ nhất chủ đề tác phẩm
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 29: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào về một tác phẩm được coi là kiệt tác?
-
A. Tác phẩm đó phải rất đẹp
- B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo
- C. Tác phẩm đó phải đẹp và có ích cho cuộc sống
- D. Tác phẩm đó phải đồ sộ
Câu 30: Ý nào nói đúng nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện Chiếc lá cuối cùng?
- A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc
- B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau
-
C. Đảo ngược tình huống truyện
- D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ