[CTST] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 6: Chiếc lá cuối cùng

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 6: Chiếc lá cuối cùng - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cụ Bơ-men đã nghĩ gì khi nảy ra ý định vẽ chiếc lá thường xanh?

  • A. Cụ muốn trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi
  • B. Cụ nghĩ Giôn-xi cần phải sống vì cô gái trẻ
  • C. Cụ muốn để lại một kiệt tác cho đời
  • D. Cụ nghĩ mình đã già, sẽ chết nên hi sinh để cứu Giôn-xi

Câu 2: Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?

  • A. Nhà văn
  • B. Nhạc sĩ
  • C. Hoạ sĩ
  • D. Bác sĩ

Câu 3: Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.
  • B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.
  • C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.
  • D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Câu 4: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?

  • A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng
  • B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ
  • C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền
  • D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo

Câu 5: Tác giả O-hen-ri là người nước nào?

  • A. Nga
  • B. Đan Mạch
  • C. Hà Lan
  • D. Hoa Kì

Câu 6:  Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống
  • B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
  • C. Tác phẩm đó phải đồ sộ
  • D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo

Câu 7: Cái chết của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuât?

  • A. Cụ Bơ-men đã chết nhưng chiếc lá thường xuân sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.
  • B. Cụ đã chọ lấy cái chết để Giôn-xi được sống.
  • C. Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ.
  • D. Nó đã chứng tỏ rằng, nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần tuý, nghệ thuật trước hết vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người.

Câu 8: Câu văn “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ” giúp em hiểu gì về Giôn-xi.

  • A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ
  • B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
  • C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh
  • D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu

Câu 9: Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn “Nhưng, ô kìa!” trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

  • A. Ngạc nhiên
  • B. Nghi ngờ
  • C. Lo lắng
  • D. Sợ hãi

Câu 10: Chủ đề của đoạn trích văn bản Chiếc lá cuối cùng trong sách giáo khoa là…

  • A. phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người nghệ sĩ Mỹ.
  • B. ngợi ca tình cảm yêu thương giữa con người với con người.
  • C. nêu lên những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?

  • A. Là người thương yêu và lo lắng cho số phận của Giôn-xi
  • B. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm.
  • C. Là một người rất cao thượng, biết quên mình vì người khác.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Vì sao tác giả đặt tên truyện là “Chiếc lá cuối cùng”?

  • A. Vì hình ảnh chiếc lá rất đẹp
  • B. Vì chiếc lá là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc
  • C. Vì chiếc lá là chi tiết nghệ thuật thể hiện rõ nhất chủ đề tác phẩm
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào về một tác phẩm được coi là kiệt tác?

  • A. Tác phẩm đó phải rất đẹp
  • B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo
  • C. Tác phẩm đó phải đẹp và có ích cho cuộc sống
  • D. Tác phẩm đó phải đồ sộ

Câu 14: Ý nào nói đúng nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện Chiếc lá cuối cùng?

  • A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc
  • B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau
  • C. Đảo ngược tình huống truyện
  • D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về nội dung của tác phẩm?

  • A. Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ
  • B. Phê phán sự bất công và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước Mĩ
  • C. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người
  • D. Là câu chuyện về tình bạn, tình người đáng trân trọng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ