[CTST] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 2: Em bé thông minh

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 2: Em bé thông minh - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khi vua giao cho em bé một con chim sẻ bảo giết thịt và làm thành ba cỗ thức ăn thì em bé ứng xử như thế nào?

  • A. Em bé giao cho sứ giả một cây kim khâu, bảo sứ giả mang về tâu nhà vua xin rèn thành con đao để em làm thịt chim.
  • B. Em bé đem con chim sẻ giết thịt và thết đãi cả làng.
  • C. Em bé giao cho sứ giả một thanh sắt, bảo sứ giả mang về tâu nhà vua xin rèn thành con dao để em làm thịt chim.
  • D. Em bé bảo nhà nếu nhà vua làm trước thành công thì em sẽ làm.

Câu 2: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm?

  • A. Sự giúp đỡ của thần linh
  • B. Sự giúp đỡ của dân làng
  • C. Bằng trí thông minh và vận dụng những kinh nghiệm dân gian
  • D. Bằng phép thuật cậu bé có được

Câu 3: Trong truyện, em bé đã trả lời câu hỏi: “Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?” của viên quan như thế nào?

  • A. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Trâu của ông mỗi ngày cày được mấy đường?”
  • B. Em bé đặt lại câu hỏi cho viên quan: “Ngựa của ông mỗi ngày đi được mấy bước?”
  • C. Em bé nói rằng một trăm đường.
  • D. Em bé không tìm được câu trả lời.

Câu 4: Trước tài năng và sự thông minh của em bé, nhà vua đã phong cho em tước vị gì?

  • A. Trạng nguyên
  • B. Người thông minh nhất
  • C. Thần đồng đất Việt
  • D. Lưỡng quốc Trạng nguyên

Câu 5: Em bé đã nghĩ ra cách gì để đối phó lại phép thử của nhà vua trong lần đầu tiên?

  • A. Xin nhà vua bãi bỏ lệnh đã đưa ra. 
  • B. Khóc với vua, bảo vua phải ra lệnh để cha sinh em bé chơi với mình.
  • C. Giết thịt trâu để thết đãi cả làng một bữa no nê.
  • D. Lén tìm đủ chín con trâu khác và giao cho vua khi đến kì hạn.

Câu 6: Nhà vua thử tài thông minh của em bé lần đầu tiên bằng cách nào?

  • A. Bắt em bé nhốt trên một tháp cao, không cho ăn uống, chỉ để một tượng Phật và một bát nước.
  • B. Bắt em bé xâu sợi chỉ qua hai đầu vỏ ốc.
  • C. Bắt làng em nuôi ba con trâu đực trong một năm phải đẻ chín con trâu con.
  • D. Bắt em làm thịt con chim sẻ bằng một cây kim nhỏ.

Câu 7: Trong truyện, em bé đã dùng cách nào để xâu sợi chỉ qua vỏ ốc theo như yêu cầu của sứ giả nước láng giềng?

  • A. Bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng rồi xâu qua vỏ ốc.
  • B. Xỏ chỉ vào cây kim rồi xâu qua vỏ ốc.
  • C. Bắt con kiến càng buộc vào sợi chỉ, sau đó bôi mỡ vào đầu con ốc, con kiến nghe mùi mỡ sẽ tự chui qua.
  • D. Dùng miệng hút sợi chỉ qua vỏ ốc.

Câu 8: Trong truyện, em bé được thử thách qua mấy lần?

  • A. 2 lần
  • B. 3 lần
  • C. 4 lần
  • D. 5 lần

Câu 9: Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai?

  • A. Em bé
  • B. Viên quan
  • C. Vua
  • D. Người cha

Câu 10: Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật trong các truyện cổ tích nhằm mục đích gì?

  • A. Tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
  • B. Tạo ra tình huống để phát triển cốt truyện từ đơn giản đến phức tạp
  • C. Nhằm thử thách nhân vật và để nhân vật bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp của mình.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Truyện có ý nghĩa gì?

  • A. Đề cao trí thông minh, đề cao những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất.
  • B. Hài hước, mua vui.
  • C. Mong muốn của nhân dân có người tài giỏi giúp ích cho đất nước.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 12: Nhân vật em bé trong truyện thuộc kiểu nhân vật cổ tích nào?

  • A. Những người bị bất hạnh như xấu xí, mồ côi, em út, con riêng...
  • B. Những người có tài năng kì lạ và phi thường.
  • C. Những con vật xấu xí nhưng có bản chất người.
  • D. Những người thông minh, lanh lợi và tài trí hơn người.

Câu 13: Khi kể về tài năng của em bé, tác giả nhằm ca ngợi trí thông minh của ai?

  • A. Trẻ em
  • B. Dân tộc
  • C. Nhân dân lao động
  • D. Nhân vật em bé trong truyện

Câu 14:Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

  • A. Kiểu nhân vật đội lốt
  • B. Kiểu nhân vật bất hạnh
  • C. Kiểu nhân vật thông minh
  • D. Kiểu nhân vật dũng sĩ

Câu 15: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt của truyện Em bé thông minh.

  • A. Ngôi thứ ba. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
  • B. Ngôi thứ nhất. Phương thức biểu đạt: tự sự.
  • C. Ngôi thứ nhất. Phương thức biểu đạt: trữ tình.
  • D. Ngôi thứ ba. Phương thức biểu đạt: tự sự.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ