Trắc nghiệm văn 6 chân trời sáng tạo kì II (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 kì 2. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt?

  • A. Tiếng Hán
  • B. Tiếng Pháp
  • C. Tiếng Anh
  • D. Tiếng Nga

Câu 2: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?

  • A. Không lạm dụng từ mượn
  • B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
  • C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì?

  • A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
  • B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
  • C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
  • D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

Câu 4: Việc vay mượn các từ ở những ngôn ngữ khác có tác dụng…

  • A. làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt.
  • B. làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của tiếng Việt.
  • C. làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt.
  • D. làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 5: Bộ phận từ mượn chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt là…

  • A. Từ mượn tiếng Nga
  • B. Từ mượn tiếng Hán
  • C. Từ mượn tiếng Anh
  • D. Từ mượn tiếng Pháp

Câu 6: Từ mượn tiếng nào chiếm số lượng lớn nhất?

  • A. Nga
  • B. Hán
  • C. Nhật
  • D. Pháp

Câu 7: Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, khi mượn từ tiếng nước ngoài cần, ta cần phải…

  • A. mượn toàn bộ các từ trong một lĩnh vực.
  • B. mượn những từ mà trong tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu nghĩa.
  • C. mượn những từ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ phát âm.
  • D. mượn những từ mà mình thấy thích.

Câu 8: Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ…

  • A. mượn tiếng Pháp
  • B. mượn tiếng Hán
  • C. không đi mượn
  • D. mượn tiếng Nga

Câu 9: Các từ pê-đan, ten-nít, tuốc- nơ-vít, gác- đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?

  • A. Nhật
  • B. Pháp
  • C. Trung Quốc
  • D. Anh

Câu 10: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?

  • A. Khôi ngô
  • B. Chăm chỉ
  • C. Tuấn tú
  • D. Phúc đức

Câu 11: Các từ pa-ra-bôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?

  • A. Từ mượn tiếng Anh
  • B. Từ mượn tiếng Pháp
  • C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
  • D. Từ mượn tiếng Ấn Độ

Câu 12: “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

(Trích Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)

Trong đoạn trích trên, từ nào là từ Hán Việt?

  • A. Gia tài
  • B. Lưỡi búa
  • C. Khôn lớn
  • D. Gốc đa

Câu 13: Yếu tố “khán” trong từ “khán giả” có nghĩa là gì?

  • A. Xem
  • B. Nghe
  • C. Ngắm
  • D. Thưởng thức

Câu 14: Từ Hán Việt “học giả” có nghĩa là gì?

  • A. Học một cách dối trá, lừa gạt
  • B. Người chuyên nghiên cứu, có tri thức khoa học sâu rộng
  • C. Người đi học
  • D. Người lớn tuổi đi học

Câu 15: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

  • A. Roi sắt
  • B. Tráng sĩ
  • C. Hoảng hốt
  • D. Chú bé

Câu 16: Đoạn trích Lẵng quả thông trong sách giáo khoa có những nhân vật nào?

  • A. Dagny, bà Magda, ông Niels, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình và các khán giả
  • B. Nhạc sĩ Edvard Grieg, Dagny, bà Magda, ông Niels
  • C. Nhạc sĩ Edvard Grieg, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình, Dagny
  • D. Nhạc sĩ Edvard Grieg, Dagny, bà Magda, ông Niels, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình và các khán giả

Câu 17: Ở phần cuối của văn bản Lẵng quả thông, Dagny đã nói điều gì?

  • A. “Cảm ơn bác Evard vì lòng hào hiệp của bác.”
  • B. “Cảm ơn bác vì đã không quên cháu.”
  • C. “Cảm ơn bác vì bác đã cho cháu thấy cái tuyệt mĩ, mà con người thì phải sống bằng cái tuyệt mĩ ấy.”
  • D. “Đời ơi, hãy nghe đây! Ta yêu Người.”

Câu 18: Paustovsky là nhà văn nước nào?

  • A. Hungari
  • B. Áo
  • C. Pháp
  • D. Nga

Câu 19: Dagny có phản ứng như thế nào khi biết mình được chúc mừng sinh nhật bằng một bản giao hưởng?

  • A. Vui vẻ, cười đùa, múa cùng bài giao hưởng
  • B. Ngạc nhiên, thẫn thờ, sau đó vui vẻ
  • C. Bất ngờ, vui vẻ, hạnh phúc
  • D. Cảm thấy tức ngực, nước mắt trào lên

Câu 20: Ai là tác giả của văn bản Lẵng quả thông?

  • A. Paustovsky
  • B. Lev Tolstoy
  • C. Pushkin
  • D. Chekhov

Câu 21: Sau khi bản nhạc kết thúc, Dagny đã làm gì?

  • A. Dagny lên sân khấu phát biểu về sự biết ơn của mình với bác Edvard
  • B. Dagny tiếp tục khóc
  • C. Dagny đứng lên và đi nhanh về phía cổng công viên
  • D. Dagny vẫn còn chìm trong dòng suy nghĩ miên man về miền quê của cô

Câu 22: Dagny đã mặc chiếc áo màu gì để tham gia buổi hòa nhạc?

  • A. Chiếc áo dài màu trắng độc nhất của mình
  • B. Chiếc áo dài nhung đen
  • C. Chiếc áo dài màu đỏ
  • D. Chiếc áo dài màu xanh dương

Câu 23: Truyện ngắn Lẵng quả thông được sáng tác năm nào?

  • A. 1945
  • B. 1954
  • C. 1975
  • D. 2017

Câu 24: Bản nhạc mà bác nhạc sĩ Edvard Grieg viết tặng Dagny gợi lên những âm thanh nào?

  • A. Âm thanh của những chiếc tù và, tiếng động của biển quê
  • B. Âm thanh của những con tàu thủy tinh, tiếng gió reo trong những dây buồm
  • C. Tiếng những quả chuông nhỏ trong rừng đổ hồi, tiếng đàn chim, tiếng trẻ con
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 25: Vì sao Dagny lại khóc khi biết khúc nhạc nổi tiếng là món quà nhạc sĩ Edvard Grieg tặng cô nhân dịp mười tám tuổi?

  • A. Vì Dagny cảm thấy bất ngờ
  • B. Vì Dagny xúc động trước bản nhạc đẹp đẽ
  • C. Vì Dagny biết ơn bác nhạc sĩ
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 26: Đâu không phải là sự việc xảy ra với Dagny trong đoạn trích?

  • A. Bác nhạc sĩ Edvard giúp Dagny mang lẵng thông
  • B. Dagny đến nghe hòa nhạc cùng cô Magda và chú Niels
  • C. Dagny mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen
  • D. Dagny đứng dậy, chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển

Câu 27: Món quà của bác nhạc sĩ Edvard Grieg có ý nghĩa như thế nào đối với Dagny?

  • A. Đánh thức những hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên quê hương và thời thơ ấu trong tâm hồn Dagny.
  • B. Giúp Dagny nhận ra tình cảm, lòng nhân hậu mà bác nhạc sĩ dành cho cô.
  • C. Giúp Dagny cảm nhận rõ rệt tình yêu cuộc đời, lòng biết ơn, giúp cô sống một cuộc đời có ý nghĩa.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 28: Đoạn trích Lẵng quả thông có thể chia thành mấy phần?

  • A. Hai phần
  • B. Ba phần
  • C. Bốn phần
  • D. Năm phần

Câu 29: Phản ứng của Dagni khi nhận được món quà là bản nhạc cho thấy Dagni là người như thế nào?

  • A. Dagni là một cô gái vô tư, trong sáng, hồn nhiên
  • B. Dagni là một cô gái đa cảm, giàu lòng trắc ẩn
  • C. Dagni là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động
  • D. Dagni là một cô gái thông minh, hiểu biết

Câu 30: Đâu là nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích Lẵng quả thông?

  • A. Lối văn giản dị, giàu chất thơ, miêu tả được những mặt khuất lấp trong tâm lí nhân vật.
  • B. Lối văn nhẹ nhàng, sâu sắc, miêu tả được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
  • C. Lối văn nhẹ nhàng, sâu sắc, giàu chất thơ, thể hiện được sự quan sát và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ