Câu 1: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?
- A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
- B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
- C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
-
D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ
Câu 2: Cụm từ “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng chỉ...
- A. thiên nhiên hấp dẫn, kì thú
- B. những thú vui hấp dẫn của cuộc đời
-
C. vừa chỉ thiên nhiên hấp dẫn kì thú vừa chỉ những thú vui hấp dẫn của cuộc đời
Câu 3: Tác giả của bài thơ Mây và sóng là...
-
A. R. Ta-go
- B. An-đéc-xen
- C. Xuân Quỳnh
- D. Pu-skin
Câu 4: Đâu là lí do để bài thơ Mây và sóng là bài thơ văn xuôi?
- A. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, biện pháp tu từ
- B. Bài thơ có người kể chuyện, có nhân vật
- C. Bài thơ không có vần
-
D. Bài thơ không có luật thơ, có cấu trúc câu giống như câu văn xuôi
Câu 5: Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?
-
A. Đối thoại
- B. Độc thoại
- C. Độc thoại nội tâm
- D. Đối thoại lồng trong độc thoại
Câu 6: Bài thơ thể hiện bằng ngôn ngữ nào?
-
A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
- B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng
- C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng
- D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng
Câu 7: Đâu là nhận định đúng nhất về lí do em bé trong bài thơ Mây và sóng từ chối đi chơi?
- A. Trò chơi trên mây và dưới nưới không hấp dẫn.
- B. Em bé không thể lên được mây và xuống được nước.
-
C. Em bé yêu mẹ, không muốn để mẹ ở nhà một mình.
- D. Em bé không thích đi chơi, chỉ thích ở nhà với mẹ.
Câu 8: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ trên là gì?
-
A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống
- B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực
- C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn
- D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo
Câu 9: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?
-
A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
- B. Ham chơi, tinh nghịch
- C. Hóm hỉnh, sáng tạo
- D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết
Câu 10: Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?
- A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết
- B. Niềm vui, hành phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên
- C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
-
D. Gồm 2 ý B và C
Câu 11: Câu thơ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào được hiểu như thế nào?
- A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
- B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
- C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
-
D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được
Câu 12: Nội dung chính của bài thơ là gì?
- A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
- B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
- C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
-
D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
Câu 13: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì?
- A. Mây
- B. Sóng
- C. Người mẹ
-
D. Em bé
Câu 14: Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì?
-
A. Tình mẫu tử thiêng liêng
- B. Tình bạn bè thắm thiết
- C. Tình anh em sâu nặng
- D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc
Câu 15: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?
- A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau
-
B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau
- C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
- D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp
Câu 16: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai?
- A. Lời của người mẹ nói với đứa con
- B. Lời của đứa con nói với mẹ
- C. Lời của con nói với bạn bè
-
D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây.
Câu 17: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình cảm mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta thêm suy ngẫm về điều gì nữa?
- A. Muốn khước từ những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
- B. Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.
- C. Những triết lý đơn giản mà đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
-
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 18: Theo văn bản Học thầy, học bạn, học từ đâu là quan trọng nhất?
- A. Học từ trải nghiệm bản thân
- B. Học từ bạn bè
-
C. Học từ thầy
- D. Học từ sách
Câu 19: Leonardo de Vinci đã nhận ra điều gì cho để phát triển sự nghiệp sau này?
- A. Vẽ trứng là điều đơn giản nhất
- B. Vẽ trứng không hề đơn giản
- C. Thầy Verrocchio là người thầy dạy vẽ giỏi nhất
-
D. Phải khổ luyện đến mức thuần thục thì mới có khả năng thể hiện một cách chân thực sự vật trong tranh vẽ
Câu 20: Tác giả của văn bản Học thầy, học bạn là…
- A. Nguyễn Nhật Ánh
- B. Hoàng Trung Thông
- C. Ta-go
-
D. Nguyễn Thanh Tú
Câu 21: Tác giả văn bản Học thầy, học bạn cho rằng người bạn là…
- A. Ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối
-
B. Người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức
Câu 22: Một văn bản nghị luận cần có những yếu tố nào?
- A. Luận điểm
- B. Luận cứ
- C. Lập luận
-
D. Cả A, B, C
Câu 23: Việc học từ bạn có thuận lợi gì?
- A. Cùng phản biện lại thầy
- B. Cùng khổ luyện đến mức thuần thục các kiến thức và kĩ năng
- C. Vì bạn bè là người học chung, giúp đỡ mình
-
D. Vì bạn bè là người cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí
Câu 24: Theo văn bản, việc học tập là gì?
- A. Học tập là việc tiếp thu, trau dồi kiến thức từ trường lớp và cuộc sống
- B. Học tập là việc tiếp thu, học hỏi, trau dồi kiến thức từ thầy cô, bạn bè
-
C. Học tập là quá trình không ngừng nghỉ
- D. Học tập là quá trình khổ luyện, cần phải đạt đến sự thuần thục
Câu 25: Tác giả văn bản Học thầy, học bạn cho rằng người thầy như…
-
A. Ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối
- B. Người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức
Câu 26: Văn bản Học thầy, học bạn thuộc thể loại gì?
- A. Văn bản tự sự
- B. Văn bản miêu tả
-
C. Văn bản nghị luận
- D. Văn bản thông tin
Câu 27: Tác giả của văn bản Học thầy, học bạn muốn gửi gắm thông điệp gì?
-
A. Đều nên học từ thầy và bạn
- B. Việc học tập là quan trọng, đặc biệt là học từ thầy
- C. Việc học tập là quan trọng, học từ bạn là điều cần thiết
- D. Học từ bạn thoải mái hơn học từ thầy
Câu 28: Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Leonardo de Vinci nhằm mục đích gì?
- A. Để người đọc thấy được Leonardo de Vinci đã khổ luyện như thế nào
- B. Để người đọc thấy được chuyện vẽ trứng là không đơn giản
- C. Để người đọc thấy được thầy Verrocchi là người thầy tài ba
-
D. Lấy câu chuyện làm bằng chứng, chứng minh cho việc học từ thầy là quan trọng nhất
Câu 29: Dòng nào dưới đây không phải là câu tục ngữ?
- A. Không thầy đố mày làm nên
- B. Học thầy không tày học bạn
-
C. Không trò đố thầy làm nên
- D. Học, học nữa, học mãi
Câu 30: Văn bản Học thầy, học bạn có thể chia thành mấy phần?
- A. Hai phần
-
B. Ba phần
- C. Bốn phần
- D. Năm phần