[Chân trời sáng tạo] Trắc nghiệm văn 6 tập 1 bài 4: Những trải nghiệm trong đời

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 4: Những trải nghiệm trong đời sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A. Tố Hữu
  • B. Nguyễn Du
  • C. Tô Hoài
  • D. Phạm Tiến Duật

Câu 2: Bài học đường đường đời đầu tiên được trích từ…?

  • A. Đất rừng phương Nam
  • B. Quê ngoại
  • C. Dế Mèn phiêu lưu kí
  • D. Tuyển tập Tô Hoài

Câu 3:Đâu là nhận định đúng nhất về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên?

  • A. Tự tin, dũng cảm
  • B. Tự phụ, kiêu căng
  • C. Khệnh khạng, xem thường mọi người
  • D. Hung hăng, xốc nổi

Câu 4: Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về văn bản Bài học đường đời đầu tiên?

  • A. Truyện viết cho thiếu nhi.
  • B. Truyện viết về loài vật.
  • C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người.
  • D. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

Câu 5:Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất (Dế Mèn)
  • B. Ngôi thứ nhất (Dế Choắt)
  • C. Ngôi thứ ba (chị Cốc)
  • D. Ngôi thứ ba (Dế Choắt)

Câu 6: Đâu là chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

  • A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt.
  • B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp.
  • C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng.
  • D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ.

Câu 7: Đâu là chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn?

  • A. Gọi bạn là Dế Choắt.
  • B. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình.
  • C. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ.
  • D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.

Câu 8: Điều mà Dế Choắt trước khi chết nói với Dế Mèn là gì?

  • A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
  • B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
  • C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
  • D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình.

Câu 9: Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào?

  • A. Buồn thương, sợ hãi
  • B. Buồn thương và ăn năn hối hận
  • C. Than thở, buồn phiền
  • D. Nghĩ ngợi, cảm động

Câu 10: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có nghệ thuật gì đặc sắc?

  • A. Nghệ thuật miêu tả
  • B. Nghệ thuật kể chuyện
  • C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ
  • D. Nghệ thuật tả người

Câu 11: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 12: Bài học đường đời đầu tiên miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng, cuối cùng cũng hối hận và rút ra được bài học cho mình.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 13: Ai là tác giả của văn bản Giọt sương đêm?

  • A. Nguyễn Đình Thi
  • B. Minh Nhương
  • C. Lâm Thị Mỹ Dạ
  • D. Trần Đức Tiến

Câu 14: Văn bản Giọt sương đêm được in trong tập truyện nào?

  • A. Xóm bờ Giậu
  • B. Xóm trúc
  • C. Xóm bờ đê
  • D. Xóm bờ ao

Câu 15: Văn bản Giọt sương đêm có những nhân vật nào? Hãy đánh dấu vào tên của các nhân vật đó.

  • A. Bọ Dừa
  • B. Tắc Kè
  • C. Xiến Tóc
  • D. Ốc Sên
  • E. Thằn Lằn
  • F. Cụ giáo Cóc

Câu 16: Phần 1 của văn bản Giọt sương đêm có nội dung gì?

  • A. Cuộc nói chuyện của Thằn Lằn và bác Cóc
  • B. Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh và trở về quê
  • C. Cuộc gặp gỡ của Bọ Dừa và Thằn Lằn.

Câu 17: Phần 2 của văn bản Giọt sương đêm có nội dung gì?

  • A. Cuộc nói chuyện của Thằn Lằn và bác Cóc
  • B. Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh và trở về quê
  • C. Cuộc gặp gỡ của Bọ Dừa và Thằn Lằn.

Câu 18: Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?

Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất ri rỉ mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa.

  • A. Lời người kể chuyện
  • B. Lời nhân vật

Câu 19: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau:

“Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai. Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.”

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 20: Có các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn:

“Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai. Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.”

  • A. Điệp từ, nhân hóa, so sánh
  • B. Điệp từ, nhân hóa, so sánh, từ láy
  • C. Điệp từ, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, từ láy
  • D. Điệp từ, so sánh, từ láy

Câu 21: Cụm danh từ là gì?

  • A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
  • B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
  • C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Cụm danh từ gồm mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 23: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?

  • A. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp
  • B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm
  • C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau
  • D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau

Câu 24: Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ?

  • A. Thường làm vị ngữ trong câu
  • B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ
  • C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ
  • D. Thường làm thành phần phụ trong câu

Câu 25: Động từ là những từ không trả lời câu hỏi nào sau đây?

  • A. Cái gì?
  • B. Làm gì?

Câu 26:  Cụm động từ có cấu tạo gồm mấy phần?

  • A. Gồm 2 phần
  • B. Gồm 3 phần
  • C. Có thể gồm 2 phần hoặc 3 phần
  • D. Trên 4 phần

Câu 27:   Có những kiểu so sánh nào?

  • A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.
  • B. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng.
  • C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.
  • D. So sánh hơn, so sánh kém.

Câu 28: Cho câu sau: “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 29: Cụm danh từ nào dưới đây có đủ cấu trúc ba phần?

  • A. Một em học sinh lớp 6
  • B. Tất cả lớp
  • C. Con trâu
  • D. Cô gái mắt biếc

Câu 30: Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

  • A. Còn đang
  • B. Nô đùa
  • C. Trên
  • D. Bãi biển

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ