Câu 1: Ai là tác giả của văn bản Gió lạnh đầu mùa?
-
A. Thạch Lam
- B. Nguyễn Nhật Ánh
- C. Thái Bá Dũng
- D. Ô Hen-ri
Câu 2: Mẹ của Hiên làm nghề gì?
- A. Bán cháo
- B. Bán hàng ngoài chợ
- C. Vú em
-
D. Mò cua bắt ốc
Câu 3: Ai là người đã nói cho vú già biết Sơn và Lan đã cho Hiên cái áo bông?
- A. Hiên
- B. Thằng Cúc, thằng Xuân
-
C. Con Sinh
- D. Con Tý, con Túc
Câu 4: Khi chị Lan chạy về nhà lấy áo, Sơn có tâm trạng ra sao?
- A. Sơn háo hức chờ đợi
-
B. Trong lòng Sơn tự nhiên thấy ấm áp, vui vui
- C. Sơn thấy tự hào vì mình đã làm được một việc tốt
- D. Chị Lan về lấy áo, Sơn lại thấy hơi lo vì chưa xin phép mẹ
Câu 5: Khi ý nghĩ cho áo bỗng thoáng qua trong trí, Sơn đã làm gì?
- A. Lập tức về nhà lấy áo cho Hiên
- B. Lưỡng lự suy nghĩ thật kĩ rồi về lấy áo
- C. Bảo chị Lan về nhà lấy áo
-
D. Rủ chị Lan về lấy áo cho Hiên
Câu 6: Từ bịu xịu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa có nghĩa là gì?
- A. Từ gợi tả dáng điệu của người tỏ ra hài lòng trong bộ quần áo đẹp
- B. Vẻ mặt làm nũng, đáng yêu
-
C. Từ gợi tả vẻ mặt trông như sệ xuống, nặng ra lúc hờn dỗi hay lúc có gì đó thất vọng, buồn
- D. Tỏ thái độ ôn hòa sau khi có thái độ gay gắt
Câu 7: Việc Sơn đi đòi lại áo từ Hiên có phải là biểu hiện của sự vô tâm không?
- A. Có. Vì Sơn đã đòi lại niềm hạnh phúc của Hiên.
- B. Có. Vì Sơn đã thay đổi quyết định, đùa cợt Hiên.
-
C. Không. Vì đây là tâm lí thường tình của trẻ con.
- D. Không. Vì áo của Sơn, Sơn có quyền đòi lại.
Câu 8: Một truyện ngắn hay thường đặt chúng ta trước những băn khoăn, những chờ đợi để không muốn ngừng việc đọc.Từ vị trí người đọc, theo dõi các sự việc và tâm trạng nhân vật, em thấy Gió lạnh đầu mùa đã lần lượt đặt mình trước những chờ đợi như thế nào?
1. Không đòi được áo, chị em Sơn sẽ thế nào? Có bị mẹ mắng không?
2. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước.
3. Sau khi mẹ Hiên trả áo và về, mẹ sẽ làm gì với hai chị em Sơn?
4. Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị.
5. Khi biết Sinh sẽ mách mẹ, hai chị em đi tìm Hiên đòi áo liệu có đòi được không?
6. Chị em Sơn sẽ chơi với đám trẻ nghèo như thế nào? Họ sẽ làm gì khi thấy Hiên bị rét?
-
A. (1) – (2) – (5) – (6)
- B. (1) – (3) – (5) – (6)
- C. (2) – (3) – (5) – (6)
- D. (3) – (4) – (5) – (6)
Câu 9: Tại sao Sơn lại nghĩ đến việc đem chiếc áo bông của em Duyên cho Hiên?
- A. Hiên và Duyên là bạn chơi với nhau
- B. Hiên trạc tuổi Duyên nên chắc sẽ mặc vừa áo Duyên
- C. Vì Duyên đã mất không cần dùng áo nữa
-
D. Vì Hiên mặc áo rách, bị rét, Sơn rất thương
Câu 10: Cảm nhận của em về Sơn sau khi đọc xong tác phẩm này?
- A. Sơn sống trong gia đình có điều kiện nên rất hào phóng
-
B. Sơn là một câu bé có tâm hồn đa cảm và giàu lòng trắc ẩn
- C. Sơn là một cậu bé con nhà giàu nhưng không kênh kiệu
- D. Sơn đem cho cái áo cũ để mẹ không còn nhớ đến em Duyên nữa
Câu 11: Cách kết thúc truyện của Thạch Lam là…
-
A. Là một kết thúc bất ngờ mà trọn vẹn
- B. Là một kết thúc mở, khiến người đọc phải suy đoán nhiều
- C. Là một kết thúc trọn vẹn, hoàn hảo
- D. Là một kết thúc đột ngột khi sự việc chưa được giải quyết
Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?
- A. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan
- B. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên
- C. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới
-
D. Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm
Câu 13: Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
-
D. Tất cả các ý trên
Câu 14: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?
-
A. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
- B. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
- C. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
- D. Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp.
Câu 15: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?
-
A. Cái dáng “to con” của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.
- B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: “Em thắp đèn lên chị nhé?”
- C. “Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8” là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.
- D. Tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.
Câu 16: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?
-
A. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.
- B. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
- C. Cái gọi là “khai sáng” của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.
- D. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là “văn minh” ấy nữa.
Câu 17: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
-
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 18: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni-lông”.
-
A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 19: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là : “Chú này rất giống con của bố”.
-
A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 20: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là “linh hồn” của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa.
- A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
-
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
- C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Câu 21: Tác giả của văn bản Tuổi thơ tôi là...
- A. Thạch Lam
-
B. Nguyễn Nhật Ánh
- C. Lâm Thị Mỹ Dạ
- D. Xuân Quỳnh
Câu 22: Văn bản Tuổi thơ tôi được trích trong tác phẩm...
- A. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- B. Tuổi thơ im lặng
-
C. Sương khói quê nhà
- D. Hồi kí Song đôi
Câu 23: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh quê ở...
-
A. Quảng Nam
- B. Quảng Ninh
- C. Quảng Ngãi
- D. Quảng Trị
Câu 24: Trong văn bản Tuổi thơ tôi, Lợi “làm giàu” bằng cách nào?
- A. Đấu dế với các bạn
-
B. Ra giá nghiêm chỉnh
- C. Uy hiếp các bạn sẽ mách thầy những việc xấu mà các bạn đã làm
- D. Đi nhặt ve chai
Câu 25: Nhân vật “tôi” đã làm gì để năn nỉ Lợi bán con dế lửa cho?
- A. Đem đồ chơi để đổi
- B. Làm bài tập giúp Lợi
-
C. Nhịn ăn sáng một tuần, đem năm đồng bạc đến
- D. Nhịn ăn sáng một tuần, đem ba đồng bạc đến
Câu 26: Chủ đề của đoạn trích văn bản Chiếc lá cuối cùng trong sách giáo khoa là…
- A. phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người nghệ sĩ Mỹ.
- B. ngợi ca tình cảm yêu thương giữa con người với con người.
- C. nêu lên những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 27: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?
- A. Là người thương yêu và lo lắng cho số phận của Giôn-xi
- B. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm.
- C. Là một người rất cao thượng, biết quên mình vì người khác.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 28: Cái chết của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuât?
- A. Cụ Bơ-men đã chết nhưng chiếc lá thường xuân sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.
- B. Cụ đã chọ lấy cái chết để Giôn-xi được sống.
- C. Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ.
-
D. Nó đã chứng tỏ rằng, nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần tuý, nghệ thuật trước hết vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người.
Câu 29: Ý nào nói đúng nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện Chiếc lá cuối cùng?
- A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc
- B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau
-
C. Đảo ngược tình huống truyện
- D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ
Câu 30: Ý nào sau đây không đúng về nội dung của tác phẩm?
- A. Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ
- B. Phê phán sự bất công và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước Mĩ
-
C. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người
- D. Là câu chuyện về tình bạn, tình người đáng trân trọng