Câu 1: Quá trình biến đổi vật lý là:
-
A. Quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
- B. Quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
- C. Quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
- D. Quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.
Câu 2: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tương vật lý và hiện tượng hóa học
- A. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
-
B. Sự xuất hiện chất mới.
- C. Sự thay đổi về trạng thái của chất.
- D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.
Câu 3: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?
-
A. Nhiệt độ, áp suất
- B. Diện tích tiếp xúc
- C. Nồng độ
- D. Xúc tác
Câu 4: Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống:
“Trong một phản ứng hóa học, …(1)… khối lượng của các sản phẩm bằng …(2)… khối lượng của các chất phản ứng.”
- A. (1) tổng, (2) tích.
- B. (1) tích, (2) tổng.
-
C. (1) tổng, (2) tổng.
- D. (1) tích, (2) tích.
Câu 5: Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự để được các bước lập phương trình hóa học
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng
b) Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế
c) Viết sơ đồ của phản ứng
- A. (a) (b) (c)
-
B. (c) (b) (a)
- C. (a) (c) (b)
- D. (b) (a) (c)
Câu 6: Nung nóng đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide, phương trình chữ của phản ứng là
- A. Calcium carbonate + Calcium oxide → Carbon dioxide
- B. Calcium carbonate + Carbon dioxide → Calcium oxide
- C. Carbon dioxide + Calcium oxide → Calcium carbonate
-
D. Calcium carbonate → Calcium oxide + Carbon dioxide
Câu 7: “Trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, khả năng hòa tan trong cùng một dung môi của các chất là …” .
Trong dấu … là
- A. Như
-
B. Khác nhau.
- C. Bằng 0.
- D. Không xác định được
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: Lưu huỳnh + khí oxi → lưu huỳnh đioxit. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
-
A. mlưu huỳnh+ moxi= mlưu huỳnh đioxit
- B. mlưu huỳnh = mlưu huỳnh đioxit + moxi
- C. mlưu huỳnh đioxit + moxi = mlưu huỳnh
- D. moxi= mlưu huỳnh đioxit + mlưu huỳnh
Câu 9: Khi trời lạnh ta thấy mỡ bị đóng thành ván. Đun nóng các ván mỡ tan chảy. Nếu đun quá lửa sẽ có 1 phần hóa hơi và một phần cháy đen. Chọn câu đúng
-
A. Khi trời lạnh mỡ đóng thành ván là hiện tượng vật lý
- B. Đun nóng mỡ bị cháy đen là hiện tượng vật lý
- C. Mỡ tan chảy khi đun nóng là hiện tượng hóa học
- D. Không có hiện tượng xảy ra
Câu 10: Oxide bắt buộc phải có nguyên tố nào?
- A. Halogen
- B. Hydrogen
- C. Sulfur
-
D. Oxygen
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen, thu được 0,640 gam magnesium oxide. Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng?
-
A. 0,256 gam
- B. 0,512 gam
- C. 0,640 gam
- D. 0,320 gam
Câu 12: Để chiếc đinh số 1 ngâm trong nước cất và chiếc đinh số 2 ngâm trong nước muối. Sau một khoảng thời gian ta thấy
- A. Đinh 1 gỉ nhiều hơn đinh 2
-
B. Đinh 2 gỉ nhiều hơn đinh 1
- C. 2 đinh gỉ như nhau
- D. 2 đinh không gỉ
Câu 13: Tên gọi của P2O5 là:
-
A. Diphosphorus pentaoxide.
- B. Phosphorus oxide.
- C. Phosphorus dioxide.
- D. Pentaphosphorus dioxide.
Câu 14: Nhận định nào chưa đúng khi nói về chất xúc tác?
- A. Chất xúc tác có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng
- B. Sau phản ứng chất xúc tác vẫn giữ nguyên về khối lượng.
- C. Sau phản ứng chất xúc tác vẫn giữ nguyên về tính chất hóa học.
-
D. Chất xúc tác cũng tham gia trực tiếp vào quá trình phản ứng hóa học.
Câu 15: Oxi hóa 5,6 gam Fe, thu được 8g oxit sắt. Tìm công thức hóa học của oxit sắt và gọi tên.
- A. FeO: iron (III) oxide
-
B. Fe2O3: iron (III) oxide
- C. FeO: iron oxide
- D. FeO: iron (II) oxide
Câu 16: Cho oxide của kim loại R hóa trị IV, trong đó R chiếm 46,7% theo khối lượng. Công thức của oxide đó là
- A. MnO2
-
B. SiO2
- C. PdO2
- D. Fe3O4
Câu 17: Cho phản ứng: A+ 2B → C
Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4. Tính tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.
- A. 0052 mol/l.s
- B. 0,0062 mol/l.s
-
C. 0,0072 mol/l.s
- D. 0,0082 mol/l.s
Câu 18: Một dung dịch chứa 20 gam chất tan và 80 gam dung môi. Vậy khối lượng của dung dịch là bao nhiêu?
- A. 60 gam.
-
B. 100 gam.
- C. 40 gam.
- D. 70 gam.
Câu 19: Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg CaO và 13,2 kg khí CO2. Tính khối lượng đá vôi cần dùng.
-
A. 30 kg
- B. 31 kg
- C. 32 kg
- D. 33 kg
Câu 20: Cho phản ứng A + 2B → C
Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ k = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M.
- A. 0,03
- B. 0,035
- C. 0,04
-
D. 0,045
Câu 21: Cho chất xúc tác Mn2O vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,719 ml khí O2 (ở đktc). Tính tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây.
- A. 1,0.10-5 mol /l.s
- B. 2,5.10-5 mol/l.s
-
C. 5,0.10-5 mol/l.s
- D. 3,0.10-5 mol/l.s
Câu 22: Đá đôlômit là hỗn hợp của 2 chất CaCO3 và MgCO3. Khi nung nóng đá đôlômit sẽ tạo ra 2 chất oxit là Calci oxide (CaO) và magnessium oxide (MgO), thu được khí carbon dioxide. Nếu nung đá đôlômit, khối lượng của khí cacbon đioxit và hợp chất 2 oxit trên khi thu được lần lượt là 88kg và 104kg thì cần phải đốt bao nhiêu đá?
- A. 150 kg
- B. 162 kg
-
C. 192 kg
- D. Kết quả khác
Câu 23: Cho 35 gam KOH hòa tan vào 140 gam nước thu được dung dịch B. Nồng độ phần trăm dung dịch là
-
A. 20%.
- B. 30%.
- C. 40%.
- D. 50%.
Câu 24: Biết rằng chlohydric acid có phản ứng với chất calcium carbonate tạo ra chất calciun chloride, nước và khí carbon dioxide.
Một cốc đựng dung dịch chlohydric acid (1) và cục đá vôi (2) (thành phần chính là chất calcium carbonate) được đặt trên một đĩa cân. Trên đĩa cân thứ hai đặt quả cân (3) vừa đủ cho kim ở vị trí thăng bằng.
Bỏ cục đá vôi vào dung dịch chlohydric acid. Sau một thời gian phản ứng, kim sẽ ở vị trí nào?
- A. Nghiêng về phía cốc dựng dung dịch
-
B. Nghiêng về phía quả cân
- C. Nằm cân bằng
- D. Không thể xác định được.
Câu 25: Đun nóng 15,8 g kali pemanganat (thuốc tím) KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6 g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8. Tính hiệu suất của phản ứng phân huỷ.
- A. 78,5%
-
B. 87,5%
- C. 91%
- D. 92,5%