CHỦ ĐỀ 8+9: SINH THÁI – SINH QUYỂN
Câu 1: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
- A. Một hồ tự nhiên
-
B. Một đàn chuột đồng
- C. Một khu rừng
- D. Một ao cá
Câu 2: Nối tên khu sinh thái trên cạn tương ứng với đặc điểm của nó
1. Đồng rêu đới lạnh
a. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm, lượng mưa hằng năm cao
2. Rừng lá kim phương bắc
b. Thực vật chủ yếu là cây bụi chịu hạn tốt như xương rồng, cỏ lạc đà, ngải,…
3. Rừng rựng lá theo mùa ôn đới
c. Động vật chủ yếu là các loài như linh dưỡng, ngựa vằn, hươu cao cổ, đà điểu, sư tử, báo,…
4. Thảo nguyên
d. Động vật có các loài gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, …
5. Savan
e. Thực vật chủ yếu là các loài cây lá kim như tùng, bách, thông,..
6. Sa mạc và hoang mạc
f. Khí hậu ấm áp về mùa hè và lạnh vào mùa đông
7. Rừng nhiệt đới
g. Khí hậu ôn đới có mùa hạ tương đối nóng nhưng sang mùa đông thì lạnh, đồi khi có tuyết rơi
- A. 1 – d, 2 - f, 3 - a, 4 - g, 5 - c, 6 - b, 7 – e.
-
B. 1 – d, 2 - e, 3 - f, 4 - g, 5 - c, 6 - b, 7 – a.
- C. 1 – a, 2 - e, 3 - d, 4 - g, 5 - c, 6 - b, 7 – f.
- D. 1 – e, 2 - b, 3 - f, 4 - g, 5 - c, 6 - d, 7 – a.
Câu 3: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?
- A. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
-
B. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
- C. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
- D. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
Câu 4: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
- A. Không có nhóm nào cả.
- B. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.
- C. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
-
D. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
Câu 5: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là
-
A. độ đa dạng loài.
- B. mật độ.
- C. cấu trúc tuổi.
- D. tỉ lệ giới tính.
Câu 6: Cho các hoạt động sau:
1. Cây rụng lá vào mùa đông.
2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông.
3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm.
4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối.
Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là
-
A. 1, 2
- B. 3, 4
- C. 1, 2, 3, 4
- D. 1, 2, 4
Câu 7: Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở
-
A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng
- B. thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng
- C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng
- D. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
Câu 8: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ
- A. ức chế - cảm nhiễm
- B. cạnh tranh cùng loài
-
C. hỗ trợ cùng loài
- D. hỗ trợ khác loài
Câu 9: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là
-
A. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
- B. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
- C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
- D. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.
Câu 10: Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là
- A. độ ẩm.
-
B. thức ăn.
- C. nơi sống.
- D. nhiệt độ.
Câu 11: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy
- A. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
-
B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
- C. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
- D. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
Câu 12: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
- A. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh
- B. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
-
C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
- D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
Câu 13: Trong chuỗi thức ăn sau:
Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch → Rắn → Vi sinh vật
Thì rắn là
- A. Sinh vật sản xuất
- B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1
-
C. Sinh vật tiêu thụ cấp 3
- D. Sinh vật tiêu thụ cấp 2
Câu 14: Đặc điểm: “Phân chia theo chiều thẳng đứng: tầng mặt có nhiều sinh vật nổi, tầng giữa có nhiều động vật tự bơi và tầng đáy có các động vật đáy.” Thuộc khu sinh học dưới nước nào
- A. Hệ sinh thái đứng
- B. Hệ sinh thái nước chảy
- C. Không xác định được
-
D. Hệ sinh thái biển
Câu 15: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
- A. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
- B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể
- C. sự điều chình vật ăn thịt và vật kí sinh
-
D. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể
Câu 16: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì
- A. có chu trình tuần hoàn vật chất
- B. có nhiều chuỗi và lưới thức ăn
- C. có cấu trúc lớn nhất
-
D. có sự đa dạng sinh học
Câu 17: Trên Trái đất có nhiều loại môi trường khác nhau. Các môi trường này khác nhau ở những đặc tính nào?
- A. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học
-
B. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học và đặc tính sinh học
- C. Đặc tính vật lí, đặc tính sinh học
- D. Đặc tính sinh học, đặc tính hoá học
Câu 18: Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là
- A. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã.
- B. vai trò của các loài trong quần xã.
- C. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.
-
D. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
Câu 19: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?
- A. Hạn sự thoát hơi nước.
- B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
-
C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
- D. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
Câu 20: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là
-
A. khống chế sinh học
- B. ức chế - cảm nhiễm
- C. cân bằng quần thể
- D. nhịp sinh học
Câu 21: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
-
A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
- B. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạ
- C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
- D. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
Câu 22: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?
- A. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú
-
B. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào
- C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh
- D. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hạy có nhiều thức ăn
Câu 23: Có các loại môi trường phổ biến là?
-
A. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
- B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
- C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
- D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
Câu 24: Xác định kiểu phân bố các cá thể của quần thể trong trường hợp: Quần thể chim hải âu đang sinh sống ở một khu vực sống có điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.
- A. Ngẫu nhiên
-
B. Đồng đều
- C. Không xác định được
- D. Theo nhóm
Câu 25: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?
- A. Đàn chim sống trong rừng.
-
B. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.
- C. Đàn cá sống ở sông
- D. Đàn chó nuôi trong nhà.