Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 cánh diều Ôn tập chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất (P4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều Ôn tập chủ đề 3 _Phần 3_Khối lượng riêng và áp suất. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

Câu 1: Đổi 1 Pa = … Bar?

  • A. 5.105
  • B. -10 -5
  • C. 10 -5
  • D. 105

Câu 2: Áp lực là:

  • A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
  • C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
  • D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 3: Cho khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của nước lớn hơn áp suất của dầu bao nhiêu lần?

  • A. 1, 87 lần
  • B. 1,36 lần
  • C. 1,25 lần
  • D. 14,6 lần

Câu 4: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì?

  • A. Nhôm
  • B. Sắt
  • C. Chì
  • D. Đồng

Câu 5: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

  • A. Không xác định được
  • B. Tăng
  • C. Giảm
  • D. Không đổi

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào đúng?

  • A. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • B. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
  • C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.
  • D. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.

Câu 7: Khối lượng riêng của chất rắn nào lớn nhất?

  • A. sắt
  • B. gạo
  • C. chì
  • D. nhôm

Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?

  • A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.
  • B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.
  • C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau
  • D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao.

Câu 9: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng lên
  • B. Chỉ số 0.
  • C. Không thay đổi
  • D. Giảm đi

Câu 10: Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5m3

  • A. 1500 kg
  • B. 1300 kg
  • C. 1400 kg
  • D. 1200 kg

Câu 11: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.

  • A. 2000 Pa
  • B. 2 Pa
  • C. 20 Pa
  • D. 200000 Pa

Câu 12: Đơn vị của khối lượng riêng

  • A. kg/m3
  • B. lít
  • C. kg
  • D. g/lít

Câu 13: đơn vị của áp suất p là?

  • A. N/m2
  • B. N/m
  • C. N.m2
  • D. N.m

Câu 14: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

  • A. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
  • B. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
  • C. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.
  • D. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

Câu 15: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là:

  • A. 213cm3
  • B. 30cm3
  • C. 396cm3
  • D. 183cm3

Câu 16: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.

  • A. F1A > F2A > F3A
  • B. F1A = F2A = F3A
  • C. F2A > F3A > F1A
  • D. F3A > F2A > F1A

Câu 17: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?

  • A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao
  • B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.
  • C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau
  • D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.

Câu 18: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • B. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
  • D. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.

Câu 19: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.
  • B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu
  • C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
  • D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray

Câu 20: Khối lượng riêng của chất rắn nào nhỏ nhất?

  • A. đá
  • B. gỗ tốt
  • C. nhôm
  • D. gạo

Câu 21: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

  • A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
  • D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Câu 22: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm

Ngoài đại lượng khối lượng riêng của một chất, người ta còn sử dụng các đại lượng khác là ….

  • A. Trọng lượng riêng
  • B. Thể tích
  • C. Khối lượng
  • D. Khối lượng riêng

Câu 23: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

  • A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.
  • B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
  • C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.

Câu 24: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

  • A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
  • B. Giảm diện tích bị ép.
  • C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
  • D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Câu 25: Thả quả bóng lên mặt hồi, quả bóng nổi trên mặt hồ mà không bị chìm là do

  • A. Tâm linh
  • B. Lực ma sát
  • C. Lực đẩy Acsimet
  • D. Trọng lực

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.