Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 cánh diều Ôn tập chủ đề 5: Điện (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều Ôn tập chủ đề 5_Phần 1_Điện. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN

Câu 1: Để mô tả cách mắc các thiết bị điện, người ta dùng

  • A. Con lắc
  • B. Cân đồng hồ
  • C. Bản đồ
  • D. Sơ đồ mạch điện

Câu 2: Một mạch điện gồm ampe kế mắc nối tiếp với một bóng đèn có cường độ định mức 1,55A. Đèn sẽ sáng bình thường khi ampe kế chỉ:

  • A. 3,1A
  • B. 1,55A
  • C. 1,75A
  • D. 0,45A

Câu 3: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của điện trở:

  • A. A.
  • B. B.
  • C. C.
  • D. D.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện

  • A. Cả A, B, C đều sai
  • B. Làm tắt
  • C. Làm sáng
  • D. Làm đứt

Câu 5: Vật dụng nào sau đây cách điện

  • A. Găng tay cao su
  • B. Móc quần áo làm bằng sắt
  • C. Nước hồ
  • D. Cây tươi

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác

  • A. Có khả năng đẩy
  • B. Không đẩy và không hút
  • C. Vừa đẩy vừa hút
  • D. Có khả năng hút

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:

  • A. Thanh sắt.
  • B. Thanh thép. 
  • C. Thanh nhựa. 
  • D. Thanh gỗ. 

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng

Trong các thiết bị điện trong gia đình, điôt phát quang có thể có trong các thiết bị nào sau đây?

  • A. Đèn báo trên TV
  • B. Đèn báo trên ổn áp điện
  • C. Đèn báo trên máy vi tính
  • D. Cả ba câu đều đúng

Câu 9: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

  • A. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
  • B. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
  • C. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
  • D. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.

Câu 10: Chọn câu đúng

  • A. Nguồn điện là dụng cụ dùng để tạo ra nguồn điện
  • B. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các dụng cụ điện
  • C. Nguồn điện là dụng cụ dùng để tạo ra nguồn điện
  • D. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các dụng cụ điện

Câu 11: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:

  • A. 0,32 A
  • B. 1,6 A
  • C. 32 A
  • D. 3,2 A

Câu 12: Vào những ngày mùa đông lạnh, hanh khô, khi cởi mũ len thấy tóc bị mũ len hút là do

  • A. Nhiễm điện
  • B. Độ ẩm
  • C. Tâm linh
  • D. Nhiệt độ cao

Câu 13: Chọn câu sai

  • A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện.
  • B. Nguồn điện tạo ra dòng điện.
  • C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
  • D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh.

Câu 14: Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
  • B. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
  • C. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
  • D. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.

Câu 15: Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng hóa học
  • B. Tác dụng phát sáng
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng nhiệt

Câu 16: Dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin còn đang sử dụng. Cục pin sẽ nóng dần lên. Điều này là do tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng nhiệt
  • B. Tác dụng sinh lí
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng hóa học

Câu 17: Cường độ dòng điện được kí hiệu là

  • A. U
  • B. I
  • C. A
  • D. V

Câu 18: Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc

  • A. Cây thước hút sợi tóc
  • B. Cây thước đẩy sợi tóc
  • C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
  • D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa

Câu 19: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

  • A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
  • B. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
  • C. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
  • D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

Câu 20: Đơn vị đo hiệu điện thế là:

  • A. Ampe
  • B. Vôn
  • C. Niu – tơn
  • D. Jun

Câu 21: Chọn câu đúng nhất

  • A. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích
  • B. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion âm
  • C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương
  • D. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích

Câu 22: Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?

  • A. Vì các hạt bụi nhỏ và rất dính.
  • B. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện.
  • C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.
  • D. Vì cánh quạt có điện.

Câu 23: Chọn câu sai

  • A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
  • B. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau
  • C. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
  • D. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác

Câu 24: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Bắc - Nam. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian đặt kim nam châm?

  • A. Không gian đặt kim nam châm có rất nhiều điện tích.
  • B. Không gian đặt kim nam châm không có gì đặc biệt.
  • C. Không gian đặt kim nam châm có một từ trường rất mạnh, mạnh hơn nhiều so với từ trường của Trái Đất, hướng của từ trường này không trùng với hướng từ trường của Trái Đất.
  • D. Không gian đặt kim nam châm có sóng truyền hình truyền qua.

Câu 25: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?

  • A. Một mảnh nilông đã được cọ xát.
  • B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
  • C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
  • D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.