CHỦ ĐỀ 8+9: SINH THÁI – SINH QUYỂN
Câu 1: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm
- A. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
- B. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
- C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
-
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Câu 2: Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài H sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
- A. 1.
-
B. 3.
- C. 2.
- D. 4.
Câu 3: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là
- A. Độ nhiều
- B. Độ tập trung
- C. Độ đa dạng
-
D. Độ thường gặp
Câu 4: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây?
- A. Hỗ trợ giữa các loài
-
B. Khống chế sinh học
- C. Cạnh tranh giữa các loài
- D. Hội sinh giữa các loài
Câu 5: Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì?
- A. Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm
- B. Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng
-
C. Hạn chế sự thoát hơi nước
- D. Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ
Câu 6: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện?
- A. Biến động theo mùa
- B. Biến động nhiều năm.
- C. Biến động tuần trăng.
-
D. Biến động không theo chu kì
Câu 7: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của
- A. thiếu chất dinh dưỡng
-
B. cạnh tranh cùng loài
- C. sâu bệnh phá hoại
- D. cạnh tranh khác loài
Câu 8: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh?
- A. Động vật ăn thực vật
- B. Động vật ăn thịt
-
C. Vi sinh vật phân giải
- D. Thực vật
Câu 9: Những loài động vật nào sau đây có cùng môi trường sống?
-
A. Giun, sán, chấy, rận
- B. Lơn, gà, chó, cá
- C. Giun, sâu, bướm, nhuộng
- D. Diều hâu, chim cú mèo, chim cánh cụt, chim bồ câu
Câu 10: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là
-
A. cây tràm
- B. tôm nước lợ
- C. cây mua
- D. bọ lá
Câu 11: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?
-
A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
- B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.
- C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
- D. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 12: Quần thể là
- A. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.
- B. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
-
C. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.
- D. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
Câu 13: Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?
-
A. Từ năng lượng mặt trời
- B. Từ chất dinh dưỡng trong đất
- C. Từ nước
- D. Từ môi trường không khí
Câu 14: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?
- A. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
- B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
-
C. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
- D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
Câu 15: Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do đâu?
- A. Nhiệt độ cao.
- B. Nhiều lóc xoáy.
- C. Biên độ nhiệt lớn.
-
D. Thiếu nước.
Câu 16: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là
- A. nhịp sinh học
-
B. cân bằng quần thể
- C. khống chế sinh học
- D. ức chế - cảm nhiễm
Câu 17: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
- A. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp
- B. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
- C. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
-
D. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
Câu 18: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là
- A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
-
B. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
- C. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
- D. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
Câu 19: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?
- A. Số lượng các loài trong quần xã.
- B. Thành phần loài trong quần xã.
- C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã.
-
D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.
Câu 20: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?
- A. Rừng lá rộng.
- B. Rừng lá kim.
- C. Thảo nguyên.
-
D. Đài nguyên.
Câu 21: Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, con người tác động tới môi trường ở các thời kì nào sau đây?
- A. Thời kì xã hội công nghiệp và thời kì xã hội nguyên thuỷ
-
B. Thời kì xã hội nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp
- C. Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp
- D. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội nông nghiệp
Câu 22: Thế nào là ô nhiễm môi trường?
- A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi
-
B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác
- C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi
- D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
Câu 23: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là
- A. Sinh vật phân giải
- B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ
- C. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất
-
D. Sinh vật sản xuất
Câu 24: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi
- A. Sức bền của cơ thể
-
B. Giới hạn sinh thái
- C. Tác động sinh thái
- D. Khả năng cơ thể
Câu 25: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
- B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
- C. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
-
D. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp