Câu 1: Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh?
- A. Nhà Lý
-
B. Nhà Tiền Lê
- C. Nhà Trần
- D. Nhà Hậu Lê
Câu 2: Hãy cho biết những nghề thủ công phát triển dưới thời Đinh Tiền Lê?
-
A. Đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt vải, làm đồ gốm
- B. Đúc đồng, luyện kim, làm đồ trang sức
- C. Đức đồng, rèn sắt, dệt vải
- D. Đúc đồng, rèn sắt, làm đồ trang sức, làm đồ gốm
Câu 3: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
- A. Đinh Toàn.
- B. Thái hậu Dương Vân Nga.
-
C. Lê Hoàn.
- D. Đinh Liễn.
Câu 4: Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của:
-
A. Làng xã
- B. Nông dân
- C. Địa chủ
- D. Nhà nước
Câu 5: Bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê được đánh giá như thế nào?
- A. Sơ khai
-
B. Tương đối hoàn chỉnh
- C. Phức tạp
- D. Đơn giản
Câu 6: Nhà Đinh tồn tại trong thời gian bao lâu?
- A. 10 năm
- B. 15 năm
- C. 14 năm
-
D. 12 năm
Câu 7: Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
- A. Năm 980, niên hiệu Thái Bình
- B. năm 979, niên hiệu Hưng Thống
-
C. năm 980, niên hiệu Thiên Phúc
- D. năm 981, niên hiệu Ứng Thiên
Câu 8: Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?
- A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến
-
B. Vua, quan lại, một số nhà sư
- C. Vua, quan lại trung ương và địa phương
- D. Vua, quan lại, thương nhân
Câu 9: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu?
- A. Ở sông Như Nguyệt
- B. Ở Chi Lăng-Xương Giang
- C. Ở Rạch Gầm-Xoài mút
-
D. Ở sông Bạch Đằng
Câu 10: Nhà Tiền Lê đã tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước như thế nào?
-
A. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu
- B. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và huyện
- C. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có châu và huyện
- D. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có huyện và xã
Câu 11: Trong xã hội thời Đinh-Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?
- A. Tầng lớp nông dân
- B. Tầng lớp công nhân
- C. Tầng lớp thợ thủ công
-
D. Tầng lớp nông nô
Câu 12: Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, ngước ta phải đối phó với quân xâm lược nào?
- A. nhà Minh ở Trung Quốc
- B. nhà Hán ở Trung Quốc
- C. nhà Đường ở Trung Quốc
-
D. nhà Tống ở Trung Quốc
Câu 13: Dưới thời Đinh - Tiền Lê, tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi:
- A. Nho giáo
-
B. Phật giáo
- C. Thiên Chúa giáo
- D. Các tôn giáo trên
Câu 14: Quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?
- A. Ô Mã Nhi
- B. Triệu Tiết
- C. Hoằng Tháo
-
D. Hầu Nhân Bảo
Câu 15: Trận đánh lớn nhất trong cuộ kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:
- A. Trận Chi Lăng.
- B. Trận Đồ Lỗ
-
C. Trận Bạch Đằng
- D. Trận Lục Đầu.
Câu 16: Nhà Đinh có mấy đời vua? Đời vua cuối cùng là ai?
- A. Hai đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Điền
-
B. Hai đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Toàn
- C. Ba đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Liễn
- D. Bốn đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Toàn
Câu 17: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh lại chọn Hoa Lư làm kinh đô?
- A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư.
- B. Hoa Lư có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội.
-
C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước.
- D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước.
Câu 18: Vua Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là gì?
-
A. Thái Bình
- B. Thiên Phúc
- C. Hưng Thống
- D. Ứng Thiên
Câu 19: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?
- A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
-
B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.
- C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
- D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.
Câu 20: Đâu không phải nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?
- A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh
- B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khẳ năng lãnh đạo đất nước
- C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt
-
D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Văn Nga