Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P3)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI-XII) (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Năm 1400 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì quan trọng?

  • A. Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền.
  • B. Nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh.
  • C. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi, lập nên nhà Hồ.
  • D. Hồ Quý Ly thực hiện thanh trừng quý tộc Trần. 

Câu 2: Đâu không phải là tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn được bảo lưu dưới thời Trần?

  • A. Tờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc
  • B. Sùng bái tự nhiên
  • C. Phồn thực
  • D. Sùng bái đạo Phật

Câu 3: Thời Trần chia nước ta làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là ai?

  • A. 12 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ
  • B. 14 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phu
  • C. 16 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Đồn điền sứ
  • D. 10 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sứ kiện

Câu 4: Nội dung nào không phải điểm tiến bộ trong cải cách của Hồ Quý Ly? 

  • A. Hạn chế tập trung ruộng đất trong tay địa chủ.
  • B. Tăng cường quyền lực của chính quyền trung ương.
  • C. Đưa ra nhiều cải cách văn hóa, giáo dục tiến bộ.
  • D. Giải phóng nô tì và nông nô.

Câu 5: Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào đã được xây dựng vào thời Trần?

  • A. Tháp Phổ Minh, chùa một cột
  • B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô
  • C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ
  • D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương

Câu 6: Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh
  • B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh
  • C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp
  • D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý

Câu 7: Người nông dân dưới thời Trần cuối thế kì XIV, họ phải bán ruộng, bán vợ, con cho quý tộc, địa chủ thì họ trở thành tầng lớp nào?

  • A. Nông dân bần cùng
  • B. Nông nô
  • C. Nô tì
  • D. Càng tầng lớp trên

Câu 8: Tín ngưỡng phổ biến nhất trong xã hội thời Trần là:

  • A. Tín ngưỡng dân gian, cổ truyền
  • B. Phật giáo
  • C. Nho giáo
  • D. Cao Đài

Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau:  “Vó ngựa…đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó” ?

  • A. Trung Hoa
  • B. Mông Cổ
  • C. Ả Rập
  • D. Đại Đường

Câu 10: Cuối thế kỉ XIV, người có công chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn là ai?

  • A. Trần Hưng Đạo
  • B. Hồ Nguyên Trừng
  • C. Trần Quang Khải
  • D. Trần Nguyên Đán

Câu 11: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần được đẩy mạnh ở đâu?

  • A. Thăng Long
  • B. Chương Dương
  • C. Vân Đồn
  • D. Các vùng trên

Câu 12: Cái cớ nhà Nguyên sử dụng để đem quân xâm lược Đại Việt lần thứ hai là gì? 

  • A. Mượn đường đánh Cao Miên
  • B. Mượn đường đánh Champa
  • C. Nhà Trần không thực hiện nghĩa vụ triều cống
  • D. Nhà Trần không thần phục thiên triều

Câu 13: Điểm khác biệt cơ bản giữa Bạch Đằng năm 938 với trận Bạch Đằng năm 1288 là 

  • A. Thời điểm tổ chức trận đánh
  • B. Kế sách đánh giặc
  • C. Kết quả
  • D. Lực lượng tham gia

Câu 14: Năm 1283, hơn 10 vạn quân Nguyên cùng 300 chuếc thuyền do ai chỉ huy xâm lược Cham-pa?

  • A. Thoát Hoan
  • B. Ô Mã Nhi
  • C. Toa Đô
  • D. Hốt Tất Liệt

Câu 15: Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào? 

  • A. Cấm quân và bộ binh.
  • B. Bộ binh và thủy binh.
  • C. Cấm quân và quân ở các lộ.
  • D. Quân trung ương và quân địa phương.

Câu 16: Ai là người dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?

  • A. Nguyễn Phi Khanh
  • B. Trần Quốc Tuấn
  • C. Trần Khánh Dư
  • D. Chu Văn An

Câu 17: Thời Trần, nhà nước độc quyền quản lí nghề thủ công nào?

  • A. Chế tạo vũ khí
  • B. Dệt vải
  • C. Đúc đồng
  • D. Làm giấy

Câu 18: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?

  • A. Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang mở rộng diện tích
  • B. Cho đắp đê Đỉnh nhĩ
  • C. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê
  • D. Ban hành phép quân điền

Câu 19: Ngày 29.1.1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ tại đâu?

  • A. Quy Hóa
  • B. Đông Bộ Đầu
  • C. Chương Dương
  • D. Hàm Tử

Câu 20: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruộng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.” Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?  

  • A. Binh thư yếu lược
  • B. Bình Ngô đại cáo
  • C. Hịch tướng sĩ
  • D. Bạch Đằng giang phú

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.