Trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vua Gia Long đã cho ban hành bộ luật nào ?

  • a. Hình thư.
  • b. Quốc triều hình luật.
  • c. Luật Hồng Đức.
  • d. Hoàng triều luật lệ.

Câu 2: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?

  • a. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long
  • b. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng
  • c. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị
  • d. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức

Câu 3: Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831 - 1832 được phân chia như thế nào?

  • a. chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc 
  • b. chia làm ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh
  • c. chia làm hai miền Nam và Bắc
  • d. chia làm 20 tỉnh và 10 phủ trực thuộc

Câu 4: Ai là người tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn?

  • a. Nguyễn Tri Phương
  • b. Phan Thanh Giản
  • c. Nguyễn Công Trứ
  • d. Hoàng Diệu

Câu 5: Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?

  • a. Phủ Quy Nhơn
  • b. Phú Xuân
  • c. Đà Nẵng
  • d. Gia Định

Câu 6: Để củng cố tư tưởng cho chính quyền chuyên chế , nhà Nguyễn đã

  • a. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Thiên Chúa giáo.
  • b. Loại bỏ dần Nho giáo khỏi các nghi lễ của triều đình.
  • c. Phát triển đồng thời Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo.
  • d. Độc tô Nho giáo, han chế các tôn giáo khác.

Câu 7: "Oai oái như phủ Khoái xin cơm"

Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời?

  • a. chế độ thuế khóa nặng nề ở phủ Khoái
  • b. nạn bắt lính, đi phu ở phủ Khoái
  • c. tình trạng vỡ đê ở Khoái Châu khiến dân phải phiêu tán
  • d. tình trạng tham nhũng của quan lại ở phủ Khoái

Câu 8: Những việc làm của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục đích gì?

  • a. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị
  • b. Giải quyết mâu thuẫn xã hội
  • c. Củng cố bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương
  • d. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước

Câu 9: Tại sao chính sách quân điền của nhà Nguyễn khi ban hành không có hiệu quả ?

  • a. Vì chính sác này đã được thực hiện bởi nhà Lê sơ.
  • b. Vì nhân dân không ủng hộ sự lên ngôi của nhà Nguyễn.
  • c. Vì nông dân bị trói buộc vao ruộng đất.
  • d. Vì ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay địa chủ.

Câu 10: Nhân tố nào tạo điều kiện để việc buôn bán ở nước ta có diễn ra thuận lợi vào thế kỉ XIX?

  • a. chính sách trọng thương của nhà nước
  • b. thị trường dân tộc thống nhất
  • c. thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh
  • d. nông nghiệp phát triển

Câu 11: Quan đứng đầu mỗi tỉnh được gọi là:

  • a. Chánh phó An phủ sứ
  • b. Đô ti, thừa ti
  • c. Tri phủ
  • d. Tổng đốc hoặc tuần phủ

Câu 12: Nhà Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX có mối quan hệ như thế nào với nhà Thanh?

  • a. đối đầu gay gắt
  • b. không có quan hệ gì
  • c. thần phục
  • d. không ổn định lúc đối đầu, lúc hòa dịu

Câu 13: Nội dung không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?

  • a. hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
  • b. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ
  • c. xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng
  • d. mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để thúc đẩy kinh tế phát triển

Câu 14: Chính sách đóng cửa của triều Nguyễn đối với phương Tây đã gây ra hậu quả gì?

  • a. tạo ra cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược
  • b. bảo vệ đất nước trước hiểm họa ngoại xâm
  • c. loại bỏ các thành phần phản động theo đạo Thiên Chúa
  • d. tạo điều kiện mở rộng giao thương với nước ngoài

Câu 15: Tại sao thời Nguyễn, diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?

  • a. do nông dân bị cường hào, địa chủ cướp mất ruộng đất
  • b. do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi
  • c. do chế độ thuế khóa nặng nề
  • d. do nạn bắt lính

Câu 16: Vì sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?

  • a. do Việt Nam có nền công thương nghiệp lạc hậu
  • b. do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn
  • c. do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân phương Tây
  • d. do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân Hoa Kiều

Câu 17: Vì sao nhà Nguyễn lại hạn chế buôn bán với các nước phương Tây?

  • a. do ảnh hưởng của nhà Thanh đậm nét
  • b. do nhà Nguyễn không được hưởng lợi nhiều
  • c. do nhà Nguyễn nhận thấy dã tâm xâm lược của phương Tây
  • d. do người Pháp không giúp đỡ Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn

Câu 18: Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì?

  • a. thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
  • b. ổn định đời sống nhân dân
  • c. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ
  • d. hoàn thành thống nhất đất nước

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.