Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P2)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI-XII)(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân sau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì?

  • A. Nhà Trần đã suy yếu, không còn đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước
  • B. Nông dân đã giác ngộ và ý thức dân tộc
  • C. Sự sụp đổ của nhà Trần là khó tránh khỏi
  • D. Triều Trần suy yếu, phe phái trong triều mâu thuẫn

Câu 2: Tướng giặc nào chỉ huy quân Mông Cổ tiến vào xâm lược Đại Việt lần thứ nhất?

  • A. Toa Đô
  • B. Thoát Hoan
  • C. Ngột Lương Hợp Thai
  • D. Ô Mã Nhi

Câu 3: Bộ “Đại Việt sử ký” do ai viết? vào thời gian nào?

  • A. Lê Văn Hưu - năm 1272
  • B. Lê Hữu Trác - năm 1272
  • C. Trần Quang Khải - năm 1281
  • D. Trương Hán Siêu - năm 1271

Câu 4: Điền trang là gì?

  • A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có
  • B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có
  • C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có
  • D. Là ruộng đất công của nhà nước cho nông dân thuê cày cấy

Câu 5: Các công trình kiến trúc điêu khắc thời Trần mang đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Là sự nối tiếp của nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn
  • B. Là các công trình kiến trúc đồ sộ, ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật
  • C. Là các công trình có phong cách đơn giản nhưng đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện
  • D. Là các công trình chịu ảnh hưởng mạnh của Nho giáo, mang tính dân dụng cao

Câu 6: Đâu là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần? 

  • A. Nông dân
  • B. Thợ thủ công
  • C. Thương nhân
  • D. Nông nô, nô tì

Câu 7: Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?

  • A. Cấm quân và bộ binh.
  • B. Bộ binh và thủy binh.
  • C. Cấm quân và quân ở các lộ.
  • D. Quân trung ương và quân địa phương

Câu 8: Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vào năm nào?

  • A. Năm 1399
  • B. Năm 1400
  • C. Năm 1401
  • D. Năm 1402

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên của quân dân Đại Việt?  

  • A. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc , chủ quyền quốc gia
  • B. Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam
  • C. Làm thất bại mưu đồ thôn tính các vùng đất châu Á còn lại của Hốt Tất Liệt
  • D. Đưa Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

Câu 10: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?

  • A. Tích cực khai hoang
  • B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kiênh
  • C. Lập điền trang
  • D. Tất cả các câu trên đúng

Câu 11: Quân sĩ nhà Trần đã thích vào tay chữ gì tại Hội nghị Diên Hồng để thể hiện quyết tâm đánh giặc Mông- Nguyên?  

  • A. Đánh
  • B. Chiến
  • C. Không đầu hàng
  • D. Sát Thát 

Câu 12: Nhà Trần khi thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" không nhằm mục đích nào sau đây?  

  • A. Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ
  • B. Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ
  • C. Củng cố lực lượng chờ phản công
  • D. Đánh nhanh thắng nhanh

Câu 13: Sự kiện chính trị nào càng thúc đẩy nhanh sự sụy sụp của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?  

  • A. Phong trào nông dân nổ ra mạnh mẽ.
  • B. Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ nắm quyền.
  • C. Nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân.
  • D. Nhà Minh chuẩn bị đem quân xâm lược Đại Việt. 

Câu 14: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

  • A. Chế độ Nhiếp chính vương
  • B. Chế độ Thái Thượng Hoàng
  • C. Chế độ lập Thái tử sớm
  • D. Chế độ nhiều Hoàng hậu

Câu 15: Khi vua ăn chơi sa đọa thì vương hầu, quý tộc có thái độ và hành động như thế nào?

  • A. Chống lại hành động của vua
  • B. Thả sức ăn chơi xa hoa
  • C. Nổi dậy chống lại vua
  • D. Từ quan về ở ẩn

Câu 16: Tại sao văn học thời Trần đậm đặc tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc?

  • A. Do nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao
  • B. Do đất nước liên tục phải đương đầu và đều đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù
  • C. Do nền văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển mạnh
  • D. Do Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á

Câu 17: Hai hình thức sở hữu ruộng đất phổ biến dưới thời Trần là :

  • A. Ruộng đất công và ruộng đất tư hữu
  • B. Ruộng đất công và ruộng chùa
  • C. Ruộng đất tư và ruộng chùa
  • D. Ruộng công và ruộng lộc

Câu 18: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc? 

  • A. Các quan lại cao cấp
  • B. Các vương hầu, quý tộc
  • C. Toàn bộ nhân dân Thăng Long
  • D. Các bô lão có uy tín

Câu 19: Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành Việt Nam và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?  

  • A. Kinh thành Thăng Long
  • B. Hoàng thành Thăng Long
  • C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)
  • D. Kinh thành Huế

Câu 20: Nội dung nào không phản ánh quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên?

  • A. đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản
  • B. chuẩn bị một đoàn thuyền lương đi cùng
  • C. huy động một lực lượng lớn quân đội do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy
  • D. đình chỉ kế hoạch xâm lược Champa

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.