Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đại Việt từ nửa sau thế kỉ XIV là:

  • a. sản xuất suy sụp, mất mùa, đói kém liên miên
  • b. mầm mống kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ
  • c. phát triển hơn so với giai đoạn trước
  • d. sản xuất ổn định

Câu 2: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân sau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì?

  • a. Nhà Trần đã suy yếu, không còn đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước
  • b. Nông dân đã giác ngộ và ý thức dân tộc
  • c. Sự sụp đổ của nhà Trần là khó tránh khỏi
  • d. Triều Trần suy yếu, phe phái trong triều mâu thuẫn

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nhà Trần suy yếu?

  • a. Nhà nước không chăm lo phát triển nông nghiệp.
  • b. Chiến tranh nông dân nổ ra chống lại triều đình.
  • c. Nhà Minh gây đưa ra các yêu sách ngang ngược, phía Nam Cham-pa gây xung đột.
  • d. Nhà Minh tiến hành chiến tranh xâm lược.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động ở vùng Nông Cống (Thanh Hóa)?

  • a. Khởi nghĩa Ngô Bệ
  • b. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh
  • c. Khởi nghĩa Nguyễn Kỵ
  • d. KHởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái

Câu 5: Vào thế kỉ XIV có bao nhiêu lần đê vỡ, lụt lớn?

  • a. 10 lần
  • b. 9 lần
  • c. 8 lần
  • d. 12 lần

Câu 6: Năm 1400 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

  • a. Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền
  • b. Nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh
  • c. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi lập nên nhà Hồ
  • d. Hồ Quý Ly thực hiện thanh trừng quý tộc Trần

Câu 7: Khởi nghĩa Ngô Bệ diễn ra trong thời gian nào?

  • a. Từ năm 1344 đến năm 1350
  • b. Từ năm 1344 đến năm 1455
  • c. Từ năm 1344 đến năm 1360
  • d. Từ năm 1344 đến năm 1365

Câu 8: Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào?

  • a. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà Trần với lực lượng của Hồ Quý Ly.
  • b. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ.
  • c. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
  • d. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, Hồ Quý Ly cho gấp rút xây dựng thành nhà Hồ.

Câu 9: Ai là người dâng sớ đòi vua chém đầu 7 tên nịnh thần?

  • a. Nguyễn Phi Khanh
  • b. Trần Quốc Tuấn
  • c. Trần Khánh Dư
  • d. Chu Văn An

Câu 10: Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực cải cách tài chính?

  • a. ban hành chính sách hạn điền, hạn nô
  • b. phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng
  • c. hạn chế nô tì của quý tộc, quan lại, vương hầu
  • d. bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục

Câu 11: Ai là người tụ tập nông dân khởi nghĩa năm 1379 và tự xưng là Linh Đức Vương ở vùng sông Chu (Thanh Hóa)?

  • a. Nguyễn Thanh
  • b. Ngô Bệ
  • c. Nguyễn Bố
  • d. Nguyễn Kỵ

Câu 12: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về xã hội và văn hóa, giáo dục?

  • a. Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
  • b. Giải phóng cho các nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Sửa đổi cả nội dung học tập và chế độ thi cử theo nhà Minh.
  • c. Sửa đổi chế độ thi cử, học tập. Dịch các sách Hán ra chữ Nôm.
  • d. Cả a và c.

Câu 13: Ông vua cuối cùng của nhà Trần là ai?

  • a. Trần Nhân Tông
  • b. Trần Thánh Tông
  • c. Trần Dụ Tông
  • d. Trần Thái Tông

Câu 14: Đâu không là lý do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền?

  • a. đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội
  • b. làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc Trần
  • c. đảm bảo nguồn thu tô thuế của nhà nước
  • d. đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất

Câu 15: Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vào năm nào?

  • a. Năm 1399
  • b. Năm 1400
  • c. Năm 1401
  • d. Năm 1402

Câu 16: Tên gọi của nước ta dưới thờ Hồ là gì?

  • a. Đại Việt
  • b. Đại Nam
  • c. Đại Ngu
  • d. Đại Cồ Việt

Câu 17: Nội dung nào không là điểm tiến bộ trong cải cách của Hồ Quý Ly?

  • a. hạn chế tập trung ruộng đất trong tay địa chủ
  • b. tăng cường quyền lực của chính quyền trung ương
  • c. đưa ra nhiều cải cách văn hóa, giáo dục tiến bộ
  • d. giải phóng nô tì và nông nô

Câu 18: Khi vua ăn chơi sa đọa thì vương hầu, quý tộc có thái độ và hành động như thế nào?

  • a. chống lại hành động của vua
  • b. thả sức ăn chơi xa hoa
  • c. nổi dậy chống lại vua
  • d. từ quan về ở ẩn

Câu 19: Nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai vào năm nào?

  • a. 1369
  • b. 1379
  • c. 1390
  • d. 1391

Câu 20: Về những cải cách của Hồ Quý Ly, nhận xét nào sau đây không chính xác?

  • a. cải cách đồng bộ, táo bạo
  • b. đánh đúng vào những vấn đề cơ bản của đất nước
  • c. một số chính sách chưa được thực hiện triệt để
  • d. giúp Đại Việt thoát khỏi khủng hoảng và nguy cơ bị xâm lược

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.