Câu 1: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?
-
A. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế
- B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân
- C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân
- D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân
Câu 2: Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu?
-
A. truyền đạo
- B. viết văn tự
- C. sáng tác văn học
- D. sáng tạo nghệ thuật.
Câu 3: Chiến thắng ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì?
- A. Hạ thành Quy Nhơn
- B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược
-
C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút
- D. Đánh đổ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong
Câu 4: Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị Đàng Ngoài?
- A. Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển
- B. Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc
-
C. Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay
- D. Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài
Câu 5: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây?
- A. Đất nước bị chia cắt
- B. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt
- C. Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm
-
D. Nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển
Câu 6: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ai tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân?
- A. Nguyễn Nhạc
- B. Nguyễn Lữ
-
C. Nguyễn Hữu Cảnh
- D. Nguyễn Hữu Cầu
Câu 7: Vào thời gian nào hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi?
- A. Những năm 30 của thế kỉ XVII
-
B. Những năm 40 của thế kỉ XVIII
- C. Những năm 50 của thế kỉ XVIII
- D. Những năm 60 của thế kỉ XVII
Câu 8: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn là gì?
- A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân
- B. Sự lãnh đạo tài tính của bộ chỉ huy, đứng đầu là Quang Trung
- C. Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân
-
D. Tất cả câu trên đúng
Câu 9: Lê Uy Mục làm vua trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ năm 1505 đến năm 1507
-
B. Từ năm 1505 đến năm 1509
- C. Từ năm 1505 đến năm 1506
- D. Từ năm 1504 đến năm 1509
Câu 10: Trạng Trình là tên dân gian của ai?
- A. Lương Thế Vinh
-
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
- C. Vũ Hữu
- D. Lương Đắc Bằng
Câu 11: Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích học tập?
- A. Ban hành chiếu khuyến học
- B. Mở thêm trường dạy học
- C. Xóa nạn mù chữ
-
D. Ban bố chiếu lập học
Câu 12: Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong có tác động như thế nào đến tình hình xã hội từ thế kỉ XVI đến XVIII?
-
A. Hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.
- B. Hình thành một tầng lớp quý tộc.
- C. Hình thành một tầng lớp quan lại.
- D. Hình thành một tầng lớp xã trưởng.
Câu 13: Hãy kể tên những sĩ phu đã có công giúp Quang Trung xây dựng chính quyền mới?
- A. Nguyễn Thiếp, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm
-
B. Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích
- C. Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích
- D. Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở
Câu 14: Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh phải làm gì để phát triển thương mại?
-
A. Mở cửa ải, thông chợ búa
- B. Mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán ở nước ta
- C. Bế quan tỏa cảng
- D. Chỉ được buôn bán những sản phẩm nông nghiệp
Câu 15: Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?
- A. Lê Chiêu Thống
- B. Nguyễn Hoàng
-
C. Nguyễn Kim
- D. Trịnh Kiểm
Câu 16: Khởi nghĩa của Lê Duy Mật diễn ra ở đâu? Kéo dài bao nhiêu năm?
- A. Ở Thanh Hóa và Nghệ An. Kéo dài hơn 30 năm
- B. Ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Kéo dài hơn 30 năm
- C. Ở Sơn Tây. Kéo dài hơn 40 năm
-
D. Ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Kéo dài hơn 20 năm
Câu 17: Chiến thuật chính Quang Trung sử dụng trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa là gì?
- A. Đánh lâu dài
-
B. Tận dụng thời cơ thuận lợi đánh nhanh thắng nhanh
- C. Thanh dã
- D. Tiên phát chế nhân
Câu 18: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập. Đó là đặc điểm dưới thời nào ở thế kỉ XIV?
- A. Thời nhà Mạc
-
B. Thời vua Lê – “Chúa Trịnh”
- C. Thời “chúa Nguyễn”
- D. Không phải các triều đại trên
Câu 19: Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nổi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá cả khung cử, vì thuế cá tôm mà xé chài lưới… đó là tình hình công thương nghiệp nước ta vào thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XVII
- B. Đầu thế kỉ XVIII
-
C. Giữa thế kỉ XVIII
- D. Cuối thế kỉ XVIII
Câu 20: “Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc” Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?
-
A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước
- B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân
- C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học
- D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học