Câu 1: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào
- A. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước
-
B. rơi vào tình trạng hỗn loạn "loạn 12 sứ quân"
- C. quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại
- D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha
Câu 2: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?
- A. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân
- B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh
- C. Sự liên kết với các sứ quân
-
D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 3: Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?
- A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.
-
B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.
- C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.
- D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.
Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là:
-
A. Vặn Thắng Vương
- B. Bắc Bình Vương
- C. Bình Định Vương
- D. Bố Cái Đại Vương
Câu 5: Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân nào?
-
A. Trần Lãm
- B. Ngô Nhật Khánh
- C. Nguyễn Thu Tiệp
- D. Nguyễn Siêu
Câu 6: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu.
- A. quân Nam Hán xâm lược lần 2.
- B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
-
C. Do mâu thuẫn nội bộ.
- D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực.
Câu 7: Khi Ngô Quyền mất đã nhường ngôi lại cho ai?
- A. Ngô Xương Ngập
-
B. Ngô Xương Văn
- C. Ngô Xương Xí
- D. Đinh Tiên Hoàng
Câu 8: Đinh Bộ Lĩnh gây dựng căn cứ ở đâu?
-
A. Hoa Lư (Ninh Bình)
- B. Lam Sơn (Thanh Hóa)
- C. Triệu Sơn (Thanh Hóa)
- D. Cẩm Khê (Phú Thọ)
Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?
- A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
- B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
-
C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.
- D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.
Câu 10: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?
- A. cử người sang giảng hòa với nhà Nam Hán
- B. tiếp tục dẹp loạn 12 sứ quân
-
C. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa
- D. lên ngôi vua và dời đô về Hoa Lư
Câu 11: Tình hình đất nước khi Ngô Xương Văn mất như thế nào?
- A. Đất nước bị chia cắt
- B. Các tướng lĩnh chiếm cứ các đại phương đánh lẫn nhau
- C. Nhà Tống lăm le xâm lược
-
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 12: Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào?
- A. Năm 966.
-
B. Năm 967.
- C. Năm 968.
- D. Năm 969.
Câu 13: Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế:
- A. Dân chủ chủ nô
-
B. Quân chủ chuyên chế
- C. Quân chủ lập hiến
- D. Cộng hòa quý tộc
Câu 14: Dưới thời của Đinh Bộ Lĩnh, đất nước ta đến năm nào được bình yên trở lại
- A. Đầu năm 967
- B. Đầu năm 965
- C. Cuối năm 965
-
D. Cuối năm 967
Câu 15: Ngô Quyền mất nắm bao nhiêu?
-
A. Năm 944.
- B. Năm 945.
- C. Năm 946.
- D. Năm 947.
Câu 16: Nhận xét nào không đúng khi nói về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô?
- A. thể hiện ý thức độc lập tự chủ
- B. tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai
- C. đặt cơ sở cho sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau
-
D. tổ chức bộ máy nhà nước đã cơ bản được tổ chức chặt chẽ, hoàn thiện
Câu 17: Ngôi Quyền đã cử ai làm Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An - Hà Tĩnh)?
-
A. Đinh Công Trứ
- B. Kiều Công Hãn
- C. Ngô Xương Ngập
- D. Ngô Xương Văn
Câu 18: Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là một nhà nước như thế nào?
-
A. Là một nhà nước đơn giản
- B. Là một nhà nước phức tạp
- C. Là một nhà nước rất quy mô
- D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh
Câu 19: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?
- A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
- B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
- C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.
-
D. Được nhà Tống giúp đỡ.
Câu 20: Hành động nào sau đây của Ngô Quyền không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ?
- A. lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô
- B. bãi bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương
- C. Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp
-
D. chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán