Câu 1: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng-co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
- A. Nông nghiệp phát triển
- B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, sang hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu Mê Công
- C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như 1 thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo nổi tiếng thế giới
-
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 2: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến chường thịnh nhất châu Á?
- A. Triền đại phong kiến Nhà Tần
-
B. Triều đại phong kiến nhà Đường
- C. Triều đại phong kiến Nhà Minh
- D. Triều đại phong kiến Nhà Thanh
Câu 3: Phong trào “rào đất cướp ruộng” xuất hiện đầu tiên ở nước nào?
-
A. Nước Anh.
- B. Nước Pháp.
- C. Nước Đức
- D. Nước Nga
Câu 4: Vì sao chế độ phong kiến lại tồn tại ở phương Đông dai dẳng hơn so với phương Tây?
-
A. Do nền kinh tế hàng hóa không phát triển mạnh ở phương Đông
- B. Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
- C. Do phương Đông chịu sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân muộn
- D. Do chế độ phong kiến ở phương Đông ưu việt hơn so với phương Tây
Câu 5: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?
- A. Nô lệ và thợ thủ công.
- B. Nông dân và thương nhân.
-
C. Nô lệ và nông dân.
- D. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.
Câu 6: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?
- A. Đạo phật
- B. Đạo thiên chúa
-
C. Đạo Hin-đu
- D. Đạo Bà La Môn
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại cho khu vực Đông Nam Á?
- A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật
- B. Khí hậu ấm áp thuận lợi cho con người sinh sống ở thời cổ đại
- C. Thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa nước
-
D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt…
Câu 8: Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?
- A. Địa chủ giàu có
-
B. Chủ xưởng, chủ đồn điền
- C. Thương nhân giàu có
- D. Câu b và c đúng.
Câu 9: Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán?
- A. Đặt thêm chức Tiết độ sứ
- B. Cử người trong hoàng tộc đến cai quản các địa phương
- C. Xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
-
D. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài
Câu 10: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là:
-
A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
- B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
- C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lãnh canh
- D. Địa chủ và nông nô
Câu 11: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là
-
A. Chiến tranh nông dân Đức
- B. Chiến tranh nông dân Áo
- C. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ
- D. Chiến tranh nông dân Pháp
Câu 12: Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là
- A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản
- B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản.
- C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội.
-
D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn
Câu 13: Mục đích ra đời của các phường hội, thương hội?
-
A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán.
- B. Cùng nhau trao đổi hàng hóa
- C. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình.
- D. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa
Câu 14: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?
- A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
- B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
- C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
-
D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển
Câu 15: Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì?
- A. Đòi cải cách tôn giáo
-
B. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến
- C. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến
- D. Đòi giải phóng nông nô.
Câu 16: Người Khơ-me thành lập vương quốc đầu tiên của mình có tên là gì?
- A. Ăng-co
-
B. Chân lạp
- C. Chăm-pa
- D. Pa-gân
Câu 17: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
- A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
- B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.
- C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.
-
D. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng.
Câu 18: Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây?
- A. Thuốc nhuộm, mực in, giấy vẽ, đúc tiền.
-
B. Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng
- C. Luyện sắt, đúc đồng, chế tạo súng, giấy.
- D. Bản đồ, giấy, đúc tiền, mực in
Câu 19: Kiến trúc Phật giáo điển hình ở Ấn Độ là :
- A. Đền tháp
-
B. Chùa hang
- C. Tượng Phật
- D. Nhà thờ
Câu 20: Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?
- A. Mĩ, Anh
-
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- C. Ý, Bồ Đào Nha
- D. Anh, Pháp