Câu 1: Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054 tên nước ta là gì?
-
A. Đại Việt
- B. Đại Cổ Việt
- C. Đại Nam
- D. Việt Nam
Câu 2: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là:
- A. Hoàng Việt luật lệ
- B. Luật Hồng Đức
- C. Hình luật
-
D. Hình thư
Câu 3: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì?
- A. Làm suy yếu lực lượng của Cham-pa
- B. Làm suy yếu lực lượng của Đại Việt
- C. Phá vỡ quan hệ Đại Việt-Cham – pa
-
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 4: Quân đội nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?
- A. dân binh, công binh
-
B. cấm quân, quân địa phương
- C. cấm quân, công binh
- D. dân binh, ngoại binh
Câu 5: Dưới thời nhà Lý có mấy đời vua, tồn tại bao lâu?
-
A. 9 đời, 215 năm
- B. 10 đời, 200 năm
- C. 8 đời, 165 năm
- D. 7 đời, 200 năm
Câu 6: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
-
A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp
- B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh
- C. Trâu bò là động vật quý hiếm
- D. Trâu bò là động vật linh thiêng
Câu 7: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?
- A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ
- B. Dân cư tập trung đông đúc phóa ngoài hoàng thành
- C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển
-
D. Các thương nhân châu Âu bến buôn bán và lập thương điếm
Câu 8: Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?
- A. Lộ-Huyện-Hương, xã
- B. Lộ-Phủ-Châu, xã
- C. Lộ-Phủ-Châu-Hương, xã
-
D. Lộ-Phủ-Huyện-Hương, xã
Câu 9: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?
- A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
-
B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.
- C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
- D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
Câu 10: Thế nào là chính sách "ngụ binh ư nông"?
-
A. cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động
- B. cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động
- C. cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần sẽ điều động
- D. cho những quân sẽ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất
Câu 11: Đứng đầu các lộ, phủ thời Lý là chức quan gì?
- A. Chánh, phó an phu Sứ
- B. Hào Trương, Trấn Phủ
-
C. Tri Phủ, Tri Châu
- D. Tổng Đốc, Tri Phủ
Câu 12: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?
- A. Hòa hảo thân thiện.
- B. Đoàn kết tránh xung đột
-
C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.
Câu 13: Cấm quân là:
- A. quân phòng vệ biên giới.
- B. quân phòng vệ các lộ.
- C. quân phòng vệ các phủ.
-
D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.
Câu 14: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long không xuất phát từ lý do nào sau đây?
- A. đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển
-
B. vua Lý không muốn đóng đô ở Hoa Lư vì đó làm kinh đô của nhà Đinh - Tiền Lê
- C. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
- D. địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài
Câu 15: Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là gì và quyết định dời đô về đâu?
- A. Nhiên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Đại La
-
B. Niên hiệu Thuận Thiên. Dời đô về Đại La
- C. Niên hiệu Thái Bình. Dời đô về Cổ Loa
- D. Niên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Thăng Long
Câu 16: Chính sách nổi bật của nhà Lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số là:
-
A. nhu viễn
- B. tự trị
- C. xây dựng vùng ảnh hưởng
- D. sắc phong triều cống
Câu 17: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào?
- A. Cuối năm 1009
- B. Đầu năm 1009
-
C. Cuối năm 1010
- D. Đầu năm 1010
Câu 18: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?
- A. Năm 1010.
- B. Năm 1045.
-
C. Năm 1054.
- D. Năm 1075.
Câu 19: Kinh thành Thăng Long được bao vây bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là:
- A. Cấm thành
-
B. La thành
- C. Hoàng thành
- D. Vi thành