Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P2)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời trung cổ đại?

  • A. Việt Nam
  • B. Thái Lan
  • C. Cam-pu-chia
  • D. Lào

Câu 2: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?

  • A. Lu-thơ
  • B. Can-vanh
  • C. Ga-li-lê
  • D. Cô-péc-ních.

Câu 3: Lãnh địa phong kiến là gì?

  • A. Vùng đất rộng lớn của nông dân
  • B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
  • C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô
  • D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự

Câu 4: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

  • A. Chữ Nho
  • B. Chữ tượng hình
  • C. Chữ Phạn
  • D. Chữ Hin-đu

Câu 5: Tình trạng chia cắt loạn lạc sau thời Đường trước thời Tống ở Trung Quốc được sử sách gọi là gì?

  • A. Thời Đông Tấn
  • B. Thời Ngũ Đại
  • C. Thời Tam Quốc
  • D. Thời Tây tấn

Câu 6:  Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp nào của xã hội?

  • A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất.
  • B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất.
  • C. Nô lệ được giải phóng.
  • D. Tất cả các thành phần trên.

Câu 7: Vị vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là ai?

  • A. A-sô-ca
  • B. A-cơ-ba
  • C. Bim-bi-sa-ra 
  • D. Chan-đra-gúp-ta Mau-rya

Câu 8: Sau cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô như thế nào?

  • A. Được hưởng thành quả do phát kiến mang lại.
  • B. Được ấm no vì của cải xã hội ngàv càng nhiều.
  • C. Bị thất nghiệp vì phải làm thuê cho tư sản.
  • D. Bị trở thành những người nô lệ.

Câu 9: Thế nào là chế độ quân chủ?

  • A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu
  • B. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán
  • C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ
  • D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa

Câu 10: Lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng phần đất đai nào trong lãnh địa

  • A. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy
  • B. Đất đai xung quanh lâu dài gồm ao hồ, đầm lầy, sông ngòi
  • C. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác
  • D. Đất đai gồm đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy.

Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì? 

  • A. Thi hành chính sách cai trị hà khắc, phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ với người Hán
  • B. Thi hành nhiều chính sách tiến bộ để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển
  • C. Thi hành chính sách cai trị mềm dẻo để mua chuộc quý tộc quan lại cao cấp người Hán
  • D. Thực hiện bình đẳng giữa người Mông Cổ với người Hán

Câu 12: Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?

  • A. Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.
  • B. Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên
  • C. Giáo hội dựa vào kinh thánh của đạo Ki-tô bóc lột nhân dân về mặt tinh thần
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 13: Văn hóa của Cam-pu-chia và Lào có điểm gì tương đồng?

  • A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Đại Việt.
  • B. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
  • C. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
  • D. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

Câu 14: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

  • A. Vua quan, quý tộc.
  • B. Tướng lĩnh quân đội.
  • C. Thương nhân, quý tộc.
  • D. Quý tộc, tăng lữ.

Câu 15: Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?

  • A. Bắc Á      
  • B. Tây Á
  • C. Đông Nam Á     
  • D. Trung Á 

Câu 16: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ tầng lớp nào?

  • A. Quý tộc, quan lại
  • B. Quan lại và một số nông dân giàu có
  • C. Quan lại và tăng lữ
  • D. Quý tộc và tăng lữ

Câu 17: Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?

  • A. Ph. Ma-gien-lan.
  • B. Va-xco đơ Ga-ma.
  • C. Cô-lôm-bô.
  • D. Đi-a-xơ. 

Câu 18: Xã hội phong kiến phương Đông được xác lập dựa quan hệ bóc lột giữa ?

  • A. chủ nô và nô lệ.
  • B. địa chủ và nông dân lĩnh canh.
  • C. địa chủ và nô tì.
  • D. địa chủ và nông dân tự canh

Câu 19: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

  • A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó
  • B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
  • C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
  • D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. 

Câu 20: Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng rộng rãi kim loại gì? 

  • A. Bạc
  • B. Nhôm
  • C. Sắt
  • D. Đồng đỏ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.