Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Giáo dục khoa học và kĩ thuật

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Giáo dục khoa học và kĩ thuật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: “Chùa là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý”. Đó là chùa nào?

  • a. Chùa một cột
  • b. Chùa Bút Tháp
  • c. Chùa Tây Phương
  • d. Chùa Thiên Mụ

Câu 2: Nhân tố nào khiến cho kĩ thuật thế kỉ XVIII đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với thời kỳ trước?

  • a. Sự khuyến khích của nhà nước.
  • b. Tiếp xúc với kĩ thuật tiên tiến của phương Tây.
  • c. Nhân dân hăng say lao động sản xuất.
  • d. Do có nhiều đơn đặt hàng từ phương Tây.

Câu 3: Sự phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào?

  • a. Nguyễn Văn Tú được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý
  • b. đóng được tàu chạy bằng hơi nước
  • c. chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước
  • d. chế tạo được tàu chạy bằng than

Câu 4: Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?

  • a. sự quan tâm của nhà nước với thủ công nghiệp
  • b. sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các phát minh Trung Hoa
  • c. tài năng của thợ thủ công nước ta
  • d. nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở nước ta

Câu 5: Cố đô Huế xây dựng đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới triều vua nào?

  • a. Vua Gia Long
  • b. Vua Minh Mạng
  • c. Vua Thiệu Trị
  • d. Vua Tự Đức

Câu 6: Thời Nguyễn Quốc tử giám được đặt ở đâu?

  • a. Thăng Long.
  • b. Thanh Hóa.
  • c. Huế.
  • d. Gia Định.

Câu 7: Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XVIII là ai?

  • a. Lê Hữu Trác
  • b. Phan Huy Chú
  • c. Trịnh Hoài Đức
  • d. Lê Quý Đôn

Câu 8: Giáo dục khoa cử nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX có điểm gì hạn chế?

  • a. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử
  • b. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa
  • c. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều
  • d. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử

Câu 9: Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây?

  • a. phơi bày những mặt xấu của xã hội đương thời
  • b. thế hiện tình thương đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ
  • c. ngợi ca cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân
  • d. phê phán chiến tranh giữa các thế lực phong kiến

Câu 10: Các tác phẩm nổi tiếng của Lê Quý Đôn là:

  • a. Đại Việt sử ký tiền biên. Đại Nam liệt truyện
  • b. Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục. Vân Đài loại ngữ
  • c. Lịch triều hiến chương loại chí. Đại Việt sử kí tiền biên
  • d. Nhất thống dư địa chí. Đại Nam Liệt truyện

Câu 11: “Gia Định tam gia” chỉ ba tác giả lớn ở Gia Định, họ là ai?

  • a. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức
  • b. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác
  • c. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh
  • d. Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.

Câu 12: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Thế kỉ XVIII) Đã chế tạo được gì?

  • a. Chế được máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nước
  • b. Tàu thủy chạy bằng hơi nước
  • c. Làm đồng hồ và kính thiên lý
  • d. Làm đồng hồ và kính thiên văn

Câu 13: Vì sao văn hóa dân gian lại có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỉ XIX - nửa đầu thế kỉ XX?

  • a. sự khủng hoảng của chế độ phong kiến
  • b. sự du nhập của văn hóa phương Tây
  • c. ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
  • d. sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa

Câu 14: Sự phát triển của văn học chữ Nôm trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc?

  • a. sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa
  • b. sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa phương Tây
  • c. sự hoàn thiện về chữ viết và tính tự chủ của nền văn hóa
  • d. sự thắng thế của văn học chữ Hán với chữ Nôm

Câu 15: Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Việt Nam được đóng xong vào năm nào?

  • a. Năm 1839
  • b. Năm 1840
  • c. Năm 1841
  • d. Năm 1842

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.