A. Kiến thức trọng tâm
I. Tình hình chính trị, xã hội
1. Triều đình nhà Lê
- Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.
- Vua ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.
- Nội bộ triều đình chia bè, kéo cánh, tranh giành quyền lực.
2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân
a. Nguyên nhân
- Đời sống nhân dân cực khổ, lâm vào cảnh khốn cùng.
- Mâu thuẫn:
- Nông dân > < địa chủ
- Nhân dân > < nhà nước phong kiến.
=>Phong trào khởi nghĩa bùng nổ.
b. Các cuộc khởi nghĩa:
- Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều hơn trong nước. Ở trong nước khởi nghĩa Trần Tuân ở Sơn Tây (Hà Tây), khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng ở Nghệ An, Thanh Hóa…
- Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
c. Kết quả, ý nghĩa:
- Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại nhưng đã góp phần làm cho nhà Lê mau chóng sụp đổ.
B. Bài tập & Lời giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 105 – sgk lịch sử 7
Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 106 – sgk lịch sử 7
Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?
Xem lời giải
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 106 – sgk lịch sử 7
Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 106 – sgk lịch sử 7
Hãy nêu ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI?