Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn đánh tan quân Thanh

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn đánh tan quân Thanh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?

  • a. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành hai Đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt
  • b. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh
  • c. Lê Chiêu Thống hèn mạc cầu cứu nhà Thanh nhằm khôi phục lại quyền lợi của mình
  • d. Cả b và c

Câu 2: Trước khi đem quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đã có hành động gì để khẳng định tính chính danh?

  • a. tổ chức cuộc duyệt binh ở Nghệ An
  • b. ra lời hiểu dụ tướng sĩ
  • c. tuyển thêm quân sĩ
  • d. lên ngôi hoàng đế

Câu 3: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

  • a. Năm 1778
  • b. Năm 1788
  • c. Năm 1789
  • d. Năm 1790

Câu 4: Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?

  • a. Rạch Gầm - Xoài Mút
  • b. Bạch Đằng
  • c. Ngọc Hồi - Đống Đa
  • d. Tây Kết - Vạn Kiếp

Câu 5: "Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy".

Câu nói trên muốn nhắc đến vị vua nào?

  • a. Lê Chiêu Thống
  • b. Nguyễn Ánh
  • c. Trịnh Sâm
  • d. Lê Chiêu Tông

Câu 6: Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào?

  • a. Đống Đa – Hà Nội – Ngọc Hồi
  • b. Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa
  • c. Đống Đa – Ngọc Hồi – Hà Hồi
  • d. Ngọc Hồi – Hà Hồi – Đống Đa

Caau7: Vì sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược Đại Cồ Việt vào cuối năm 1788?

  • a. do thế giặc quá mạnh
  • b. thực hiện kế vườn không nhà trống
  • c. do nhân dân Thăng Long không ủng hộ Tây Sơn
  • d. do cần tập trung đánh Nguyễn Ánh ở phía Nam

Câu 8: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?

  • a. thời điểm tinh thần binh sĩ lên cao
  • b. thời điểm quân địch lơ là
  • c. thời điểm nhân dân Thăng Long đang ăn tết, dễ tập hợp lực lượng
  • d. thời điểm Nguyễn Ánh chưa tấn công được vào Gia Định

Câu 9: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa

  • a. Sầm Nghi Đống
  • b. Hứa Thế Hanh
  • c. Tôn Sĩ Nghị
  • d. Càn Long

Câu 10: Đâu không là nguyên nhân đưa đến thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn?

  • a. ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân
  • b. tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc
  • c. sự lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Quang Trung
  • d. nhà Thanh và quân Xiêm đang ở thời kì khủng hoảng suy yếu

Câu 11: Chiến thuật chính Quang Trung sử dụng trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa là gì?

  • a. đánh lâu dài
  • b. tận dụng thời cơ thuận lợi đánh nhanh thắng nhanh
  • c. thanh dã
  • d. tiên phát chế nhân

Câu 12: Điểm tương đồng Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống trong cách chống lại quân Tây Sơn là gì?

  • a. đều dựa vào sự giúp đỡ của giáo sĩ phương Tây
  • b. đều dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc
  • c. đều cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài
  • d. đều xây dựng, tổ chức lực lượng đấu tranh

Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của……..bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc”.

  • a. Quân Mãn Thanh
  • b. Quân Xiêm La
  • c. Quân Xiêm, Thanh
  • d. Quân của Sầm Nghi Đống

Câu 14: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn là gì?

  • a. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân
  • b. Sự lãnh đạo tài tính của bộ chỉ huy, đứng đầu là Quang Trung
  • c. Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân
  • d. Tất cả câu trên đúng

Câu 15: Phong trào nông dân Tây Sơn không để lại bài học kinh nghiệm nào cho các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn lịch sử sau?

  • a. vấn đề đoàn kết nội bộ trong bộ chỉ huy
  • b. vấn đề phát huy sức mạnh của người nông dân
  • c. vấn đề tiêu diệt tận gốc kẻ thù
  • d. vấn đề cần có một phương pháp đấu tranh đúng đắn

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.