Câu 1: Từ thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào được giới cầm quyền đề cao?
- a. Đạo giáo.
- b. Phật giáo.
- c. Ki-tô giáo.
-
d. Nho giáo.
Câu 2: Một trong những đề tài chính của văn học chữ Nôm trong các thế kỉ XVI - XVII là gì?
- a. nêu cao tinh thần thống nhất 2 miền
- b. kêu gọi nhân dân lật đổ chính quyền chúa Nguyễn
- c. đấu tranh khôi phục quyền lực nhà vua
-
d. tố cáo sự bất công của xã hội
Câu 3: Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi trong các thế kỉ XVI đến XVII?
- a. nhiều phường hội được thành lập
-
b. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi
- c. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài
- d. nhà nước đóng nhiều thuyền để thuận tiện buôn bán
Câu 4: Kẻ chợ còn có tên gọi là gì?
- a. Thăng Long
-
b. Phố Hiến
- c. Hội An
- d. Thuận Hóa
Câu 5: Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai?
-
a. Alexandre de Rhôdes.
- b. Chúa Nguyễn.
- c. Chúa Trịnh.
- d. Vua Lê.
Câu 6: Vì sao các Chúa lại ra sức ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa?
- a. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa.
-
b. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo sẽ do thám nước ta.
- c. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
- d. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn.
Câu 7: Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần?
-
a. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương
- b. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa
- c. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp
- d. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ
Câu 8: Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu?
-
a. truyền đạo
- b. viết văn tự
- c. sáng tác văn học
- d. sáng tạo nghệ thuật
Câu 9: Phật giáo ở nước ta trong thế kỉ XVI - XVIII có điểm gì nổi bật?
-
a. được phục hồi, phát triển
- b. tiếp tục suy yếu
- c, không thể phát triển trong dân gian
- d. không có sự thay đổi so với thế kỉ XV
Câu 10: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?
- a. Được xem như quốc giáo
-
b. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại
- c. Không hề được quan tâm
- d. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn
Câu 11: Vì sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn so với Đàng Ngoài?
-
a. nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ
- b. nhờ việc giảm tô, thuế
- c. nhờ khai hoang, mở rộng diện tích nông nghiệp
- d. nhờ chính sách của chúa Nguyễn và điều kiện tự nhiên thuận lợi
Câu 12: Đâu là nguyên nhân chính đẫn đến xuất hiện các đô thị ở nước ta trong thế kỉ XVII?
-
a. do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
- b. do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trên cả nước
- c. do chính sách ưu tiên phát triển thương nghiệp của nhà nước
- d. do vị trí địa lý của Việt Nam
Câu 13: Đến thế kỉ nào tiếng việt trở nên phong phú và trong sáng?
- a. Thế kỉ XV
- b. Thế kỉ XVI
-
c. Thế kỉ XVII
- d. Thế kỉ XVIII
Câu 14: Trạng Trình là tên dân gian của ai?
- a. Lương Thế Vinh
-
b. Nguyễn Bỉnh Khiêm
- c. Vũ Hữu
- d. Lương Đắc Bằng
Câu 15: Truyện Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì?
-
a. Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát
- b. Phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến
- c. Vạch trần quan lại tham nhũng
- d. Đã kích vua quan lại phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ